Nuôi lợn (Heo) Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Author Khắc Tuấn, Vũ Sinh, Đình Huệ, publish date Tuesday. February 26th, 2019

Nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là quá trình lên men vi sinh vật trên nền đệm lót, chất thải được phân hủy hết nên không có mùi hôi, không phải rửa chuồng, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

* Xây dựng chuồng trại:

Cần xây chuồng trại thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông, diện tích chuồng lợn đảm bảo tối thiểu 1,5 m2/con.

* Làm đệm lót sinh học:

Làm 20 m2 chuồng cần có đệm lót dày 60 cm.

- Nguyên liệu:

Trấu và mùn cưa (số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60 cm) + 15 kg bột ngô + 2 kg men vi sinh BALASA N01.

- Chuẩn bị:

+ Trộn 1 kg men vi sinh và 10 kg bột ngô với 200 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín, để ở chỗ ấm  1 - 2 ngày.

+ Trước khi làm đệm lót 5 - 7 giờ cần xử lý bột ngô. Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó trộn vào 5 kg bột ngô, sau đó để ở chỗ ấm.

Đệm lót sinh học có thể phân hủy chất thải của lợn nên không cần phải rửa chuồng và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

- Cách làm đệm lót:

+ Bước 1: Rải lớp trấu dày 30 cm.

+ Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun mưa) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40%, dùng cào đảo để trấu ẩm đều và làm phẳng mặt. 

+ Bước 3: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch lên men trên mặt lớp trấu.

+ Bước 4: Tiếp tục rải lớp mùn cưa dày 30 cm lên trên lớp trấu.

+ Bước 5: Phun nước sạch đều lên trên mặt đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%.

+ Bước 6: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 7: Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, sau đó rắc đều hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 8: Lấy tay xoa đều toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 9: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc ni-lon rồi ủ khoảng 4 - 5 ngày, sau đó bỏ bạt ra khoảng 1 ngày rồi mới thả lợn vào chuồng.

Đệm lót sinh học được làm từ các chế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, vỏ lạc… nên rất tiết kiệm chi phí.

* Bảo quản đệm lót sinh học: 

Tầng trên cùng của đệm lót luôn phải giữ độ ẩm 20%, đệm khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương. Nếu đệm ướt thì cần bổ sung chất đệm lót khô, hàng ngày phải xới tơi đệm lót sâu 15 cm để giúp cho hoạt động của vi sinh vật phân hủy được tốt hơn. 


Related news

bo-sung-sat-va-vitamin-dung-cach-cho-lon-con Bổ sung sắt và vitamin… nghien-cuu-kieu-gen-h-fabp-anh-huong-len-ty-le-mo-giat-o-dan-heo-giong Nghiên cứu kiểu gen H-FABP…