Sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn và hiệu quả đầu vụ lúa Hè Thu
ĐBSCL đang tập trung xuống giống vụ Hè Thu, trong thời tiết nắng nóng như hiện nay rơi vào đầu vụ nông dân lo nhất vấn đề phòng trừ cỏ dại.
Phun thuốc trừ cỏ ở đầu vụ lúa Hè Thu 2020 ở ĐBSCL. Ảnh: Hoàng Vũ.
Theo kinh nghiệm của nhà nông trong canh tác lúa, vụ Đông Xuân thường thời tiết thuận lợi ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc và chi phí đầu tư ít hơn nên cuối vụ năng suất đạt rất cao, nhưng trái ngược với vụ Đông Xuân thì vụ Hè Thu luôn là nỗi lo lắng của nhiều nông dân vì thời tiết bất lợi, làm đất khó khăn, nguồn nước tưới không chủ động, áp lực sâu bệnh hại tăng.
Chính vì thế để có một vụ Hè Thu thắng lợi ngay khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân nông dân đã tất bật chuẩn bị từ khâu làm đất, chọn giống đến gieo sạ nhằm tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu làm tiền đề cho năng suất về sau.
Nhưng khi bắt tay vào canh tác nông dân lại gặp khó khăn do thời tiết vụ Hè Thu nắng nóng, cỏ lên sớm nên việc quản lý cỏ dại không hề dễ dàng. Để quản lý cỏ thường nông dân phải phun phối hợp nhiều loại thuốc trừ cỏ cùng một lúc, hoặc tăng liều sử dụng để đạt hiệu quả trừ cỏ như mong muốn. Hoặc thuê nhân công để làm cỏ, vì thế đã làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường, đến năng suất và chất lượng của cây trồng.
Cỏ dại có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về ánh sáng, dinh dưỡng và nước, làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. Cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh và tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại mạnh.
Ngoài ra, do cỏ dại rất khó trị hầu hết các loài cỏ dại đều có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) cộng với cấu trúc đặc biệt của vỏ nên tồn tại trong đất rất lâu. Chúng sinh sản bằng nhiều cách khác nhau với tốc độ rất nhanh, phát tán dễ dàng trên diện rộng vì hạt thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ dễ được nước, gió, côn trùng, gia súc, con người và thậm chí là dụng cụ làm nông mang đi xa.
Ở khu vực ĐBSCL hiện nay các loại cỏ thường xuất hiện nhiều và gây hại phổ biến bao gồm 3 loại nhóm cỏ chính sau đây: hòa bản, chác lác và lá rộng, trong đó nhóm cỏ chác lác rất khó phòng trị vì chúng thích nghi tốt với mọi vùng đất.
Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông. Một số loại thuộc nhóm hòa bản: Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ cú.
Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc. Một số loại thuộc nhóm chác lác: Cỏ chác, cỏ lác rận, u du, lác vuông, lác hến, cỏ năng…
Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau. Một số loại thuộc nhóm lá rộng: Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền. Để có thể quản lý được cỏ dại thì cần có sự kết hợp nhiều yếu tố như: khâu làm đất, chọn giống sạch cỏ, chủ động được nước, chọn đúng loại thuốc phun, phun đúng thời điểm. Khi các yếu tố này được kết hợp đồng bộ với nhau thì việc quản lý cỏ dại sẽ không còn là nỗi lo lắng của bà con nữa.
Có mặt trên thị trường thuốc BVTV hơn 20 năm qua, Công ty TNHH TM Tân Thành luôn nghiên cứu cho ra đời các dòng sản phẩm uy tín chất lượng cao luôn được bà con cả nước tin dùng, đặc biệt là các dòng sản phẩm thuốc trừ cỏ như tiền nảy mầm Windup 500EC và hậu nảy mầm Push 330EC được sự tín nhiệm từ nhiều năm qua.
Hình ảnh các loại cỏ thường xuất hiện và gây hại trên ruộng nông dân ở ĐBSCL. Ảnh: Tân Thành.
Với sản phẩm Windup 500EC, cụ thể trước khi chuẩn bị gieo sạ bà con nên làm đất thật kỹ, tạo cho mặt ruộng được bằng phẳng, sau khi trục trạc xong phải phun thuốc cỏ tiền nảy mầm Windup500EC thời điểm phun thuốc từ 0-4 ngày sau khi sạ (chú ý phun khi đất còn đủ độ ẩm).
Thuốc trừ cỏ Windup500EC có hoạt chất là Pretilachlor sẽ ức chế quá trình mọc mầm của hạt cỏ, diệt cỏ sớm từ đầu, đặc trị cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, chác lác, cỏ lá rộng và cỏ nước mặn đồng thời còn diệt được cả lúa cỏ (lúa rài), với chất an toàn Fenclorim nồng độ chất an toàn rất cao sẽ giúp cây lúa không bị ngộ độc, không bị chết vũng. Khi sử dụng bà con nên lưu ý hạt giống khi đem sạ phải ngâm ủ đã ra mầm và rễ mầm, không phun khi đã sạ trên 5 ngày, nên đưa nước vào ruộng sớm giữ mực nước phù hợp với chiều cao cây lúa, dùng mực nước này ém không cho cỏ nảy mầm tránh để ruộng bị khô, nứt nẻ sau khi phun thuốc.
Đối với nhóm cỏ hậu nảy mầm bà con sử dụng sản phẩm Push 330EC của Cty TNHH Thương mại Tân Thành là thuốc trừ cỏ chọn lọc, đặc trị 2 loại cỏ chính là cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng, hoạt chất Cyhalofop butyl sẽ thấm sâu vào mô cây cỏ, ức chế sự phát triển của các loại cỏ và đặc biệt khi tăng liều cũng không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Thời điểm phun thuốc từ 5 - 15 ngày sau khi sạ, cỏ từ 2 - 4 lá, sau khi phun 24 - 36 giờ phải cho nước vào ruộng, duy trì mực nước từ 5 - 7 ngày, phun càng sớm hiệu quả diệt cỏ sẽ càng cao.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao