Tác nhân gây bệnh trên cá Nheo ở Việt Nam
Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh xuất huyết, tụ máu, hoại tử ở cá nheo
Cá nheo Mỹ là loài để đa dạng đối tượng nuôi, cho kết quả khá khả quan.
Cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc chi Ictalurus. Năm 2011, cá nheo Mỹ được Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm tại một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đến năm 2013, 2014 cá nheo Mỹ được nuôi thử nghiệm và cho kết quả rất khả quan tại một số tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa. Từ những mô hình nuôi thử nghiệm cho thấy, cá nheo Mỹ có thể phát triển tốt với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, góp phần bổ sung thêm đối tượng nuôi mới cho người dân. Cá nheo dễ nuôi, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường, chúng ăn các loại thức ăn phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, tôm, tép, cá tạp, ốc bươu vàng, giun…, nếu dùng thức ăn công nghiệp thì lượng đạm trên 35% và canxi là 0.45 % mới đảm bảo cho cá phát triển bình thường.
Tuy vậy, từ năm 2017, cá nheo mỹ nuôi tại miền Bắc thường xuyên xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt, nhiều trang trại tỷ lệ chết rất cao lên đến 40-100% cá nuôi, ở cả các mô hình nuôi lồng và nuôi ao đất, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi nói chung và ngành hàng cá da trơn ở Miền Bắc nói riêng.
Trong nghiên cứu này, vi khuẩn được phân lập từ cá bệnh từ 22 trang trại ở bốn tỉnh miền Bắc Việt Nam đang bùng phát.
Chẩn đoán tác nhân gây bệnh
Có thể kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán bệnh như phân lập tác nhân gây bệnh, kiểm tra đặc điểm sinh hóa, giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA và dùng phương pháp PCR để giám định và phát hiện gen rpo B đặc hiệu của Aeromonas veronii. Kiểm tra đặc tính sinh lý, sinh hóa cho thấy vi khuẩn này là vi khuẩn gram âm, hình que. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Aeromonas veronii cho thấy cá sẻ bắt đầu chết vào ngày thứ 3 và chết 100% vào ngày thứ 10.
Dấu hiệu bệnh lý khi cá bị nhiễm bệnh
Khi bị bệnh cá thường có hiện tượng xuất huyết đặc biệt là gốc vây, xương nắp mang, hậu môn. Các cơ quan nội tạng như gan, ruột, thận, lách có hiện tượng xuất huyết, tụ máu và hoại tử.
Triệu chứng cá nheo bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trị bệnh
Để phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas veronii người nuôi áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tránh thả quá dày, kết hợp định kỳ khử trùng nước ao, nếu nuôi lồng định vệ sinh lồng, diệt mầm bệnh xung quanh lồng, kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả. Bổ sung Vitamin C, dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi. Cần để ý quan sát những biểu hiện bất thường của cá để phát hiện sớm bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh cần gửi mẫu đi kiểm tra để có phương án xử lý kịp thời.
Khi phát hiện cá bị bệnh cần tiến hành vớt cá chết ngay, khử trùng tiêu độc nguồn cá này để tránh lây lan. Cần tiến hành khử trùng nước ao nuôi, lồng nuôi, cho cá ăn kháng sinh Florphenicol (15 mg/kg cá), trong 5 - 7 ngày. Sau khi điều trị kháng sinh 2 ngày bổ sung chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của cá và ao nuôi. Ngoài ra, cần lưu ý vi khuẩn này có thể gây bệnh cho các loài cá khác do vậy cần kiểm soát quá trình lấy nước vào, ra ao và kiểm soát tránh lây lan mầm bệnh sang các ao khác và các vùng nuôi xung quanh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao