Tin thủy sản Tại sao các nhà đầu tư Trung Quốc không bỏ vốn nhiều vào ngành thủy sản?

Tại sao các nhà đầu tư Trung Quốc không bỏ vốn nhiều vào ngành thủy sản?

Author Diệu Thúy (Theo Seafoodsource), publish date Wednesday. September 13th, 2017

Tìm kiếm cơ hội trong ngành thực phẩm của Trung Quốc phải tiêu tốn khá nhiều tiền của, điều này dễ thấy từ các hội nghị và cuộc họp ở Bắc Kinh và Thượng Hải, khu vực có nhiều công ty đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc (và một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài) tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong ngành nông nghiệp và phân phối thực phẩm.

Ngành thực phẩm là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, khi ​​nhu cầu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm protein và thực phẩm có giá trị cao ở Trung Quốc đều tăng, tuy nhiên để tiếp cận với xu hướng này, các nhà đầu tư phải vật lộn để tìm ra những cơ hội hành động phù hợp.

Một số nhà đầu tư bỏ vốn vào các công ty sữa ở trong nước và ở Australia, trong khi một số khác đã đầu tư vào các công ty phân phối lạnh và các công ty phân phối thực phẩm khác ở Trung Quốc. Trong đó, có cả công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ Blackstone với vốn đầu tư 30% (600 triệu USD, 513 triệu euro) vào công ty cổ phần Shouguang Agricultural Product Logistic Park, một trong những công ty lớn về các sản phẩm nông nghiệp trong đó có thủy sản lớn nhất Trung Quốc, có trụ sở tại Thanh Đảo.

Tuy nhiên, lãi suất của Trung Quốc rất cao và tiếp cận tín dụng quá khó nhất là các công ty tư nhân nhỏ lẻ, do đó đây là cơ hội cho các quỹ sẵn sàng đầu tư. Nhưng tại sao có rất ít các nhà đầu tư mạo hiểm muốn đầu tư vào ngành thủy sản?

Dưới đây là một số lý do chính:

Phân mảnh

Hầu hết các nhà đóng gói và chế biến thủy hải sản đều phụ thuộc vào mạng lưới các nhà cung cấp cá nhân phức tạp. Chất lượng không ổn định, tính minh bạch không rõ ràng. Nhiều công ty ngưng sản xuất do điều kiện thị trường bất lợi. Tất cả điều này gây khó khăn đối với các nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng.

Hơn nữa, nhận thức về các xu hướng mới trong nuôi trồng thuỷ sản còn yếu kém, chẳng hạn như nuôi biển. Mặc dù chính phủ đã định hướng ngành nuôi biển là mục tiêu lớn trong sản xuất thủy sản. Tuy nhiên các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn rất thận trọng trong việc bỏ vốn đầu tư, sau khi tháng 8/2014, một trong những công ty thủy sản lớn của Trung Quốc chuyên về sò điệp tại Zoneco (Zhangzidao) thua lỗ lớn.

Thiếu bảo hiểm trong ngành nuôi trồng thủy sản (đối với cơ sở như trang trại nuôi tôm)

Mặc dù chính phủ nỗ lực trong việc đẩy mạnh các gói bảo hiểm cho các nhà sản xuất thủy sản nhưng đây vẫn chưa phải là thị trường béo bở cho các nhà cung cấp bảo hiểm bởi tính manh mún trong ngành. Với sự hiểu biết hạn chế về sản xuất thủy hải sản, các công ty bảo hiểm nhà nước lớn của Trung Quốc muốn hợp tác với các DN lớn hơn, và trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm cũng quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư mới do họ đã được phép đầu tư vào bất động sản. Ngoài ra, các số vụ gian lận trong quá khứ cũng làm cho các công ty bảo hiểm thận trọng hơn.

Các thương hiệu không được công nhận quốc gia (ngoài Guolian and Zhangzidao)

Phải mất ít nhất là một thập niên nữa đối với một số thương hiệu mới, như Ai Chi Yu (thuộc sở hữu của Qingdao Spring Foods, một công ty chế biến thủy sản chuyển thành công ty phân phối/kinh doanh trong việc phát triển và dành được thị phần lớn. Nhận diện thương hiệu của công ty chưa phải là điểm mạnh trong ngành thủy sản Trung Quốc, và hầu hết người tiêu dùng chú ý đến tên các nhà hàng, chợ và siêu thị khi mua sản phẩm. Tương tự như vậy, tính minh bạch về giá trong chuỗi giá trị còn thấp, điều này làm cho các nhà đầu tư cũng như các công ty bảo hiểm lo ngại.

Mua tài sản ủy quyền dễ dàng hơn

Một số công ty đầu tư mạo hiểm lớn của Trung Quốc và toàn cầu đang đầu tư vào các công ty sữa, vườn nho và các tài sản khác ở các nước phát triển như Australia, New Zealand, Châu Âu và Mỹ nhằm cung cấp nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc mà không có rủi ro về định giá và kiểm soát tài sản như ở Trung Quốc.

Nhiều sản phẩm thủy sản không phải là sản phẩm sinh thái

Trang trại lợn hữu cơ sạch lại là một ý tưởng hay. Ngành tiếp thị thực phẩm của Trung Quốc trong những năm gần đây bị ảnh hưởng lớn với vấn đề sinh thái, chủ yếu về vấn đề an toàn thực phẩm hơn là sự bền vững. Có ít sản phẩm thủy sản hữu cơ được chứng nhận bày bán tại Trung Quốc nhưng có rất nhiều công ty thịt lợn hữu cơ sạch tại các địa phương được chứng nhận bán với giá cao.


Related news

mot-thang-lao-dao-cua-co-phieu-dn-xuat-khau-ca-tra-sang-my Một tháng “lao đao” của… thi-truong-xuat-khau-muc-bach-tuoc-ngay-cang-rong-mo Thị trường xuất khẩu mực,…