Tăng cơ hội tiếp cận vốn cho nông dân
Vì vậy, việc tăng cường phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện giữa Ngân hàng No&PTNT với Hội Nông dân Hà Tĩnh và Hội Phụ nữ để hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tiếp cận và sử dụng vốn hiệu quả là yếu tố hàng đầu để chính sách đi vào cuộc sống.
Chìa khóa thành công
Giám đốc Agribank Lộc Hà - Nguyễn Hữu Sửu cho rằng: Các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách, tập huấn nghiệp vụ được tổ chức hiệu quả; những vướng mắc từ cơ sở được thống nhất xử lý dứt điểm.
Đây chính là “chìa khóa của sự thành công” trong thực hiện các văn bản thỏa thuận phối hợp.
Ở Lộc Hà, hiện nay, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của các tổ chức hội đạt 128 tỷ đồng với 3.100 thành viên vay.
Hàng năm, các ngân hàng huyện phối hợp với 2 tổ chức hội tiến hành rà soát mạng lưới tổ vay vốn để phân loại, củng cố, kiện toàn.
Cùng với thường xuyên tổ chức tập huấn quy trình nghiệp vụ, ngân hàng và các tổ chức hội chú trọng triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ lãi suất để người dân nắm bắt cơ hội.
Giám đốc Agribank Cẩm Xuyên - Phạm Khắc Bình cho biết:
Điểm nổi bật trong chương trình phối hợp này ở Cẩm Xuyên là các chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh được phổ biến rất bài bản, kỹ lưỡng, nhờ đó, thông qua 280 tổ vay vốn, chi nhánh đã cho 5.
630 lượt hộ vay với doanh số trên 400 tỷ đồng, số lãi được hỗ trợ đến nay trên 14 tỷ đồng.
Để các hội viên tiếp cận nguồn vốn và các chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới, các tổ chức hội đã định hướng, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất các đối tượng cây, con chủ lực, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Trong 5 năm (2010-2015), Hội Nông dân và Hội Phụ nữ đã hỗ trợ xây dựng 5.845 mô hình kinh tế làm điểm để nhân rộng.
Phần lớn các mô hình đều được vay vốn Ngân hàng No&PTNT và phát huy hiệu quả nguồn vốn.
Mở rộng cơ hội cho nông dân
Đến thời điểm này, hoạt động cho vay qua tổ vay vốn đã được triển khai ở hầu hết các chi nhánh huyện, thị trên toàn tỉnh với 2.310 tổ vay vốn; 62.407 thành viên; dư nợ cho vay đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Nông dân các địa phương khi có nhu cầu vay vốn, chỉ cần đề xuất với tổ trưởng tổ vay vốn, ngân hàng sẽ đến tận nơi thẩm định và nếu đủ điều kiện vay, chỉ cần 1 buổi để thực hiện các thủ tục giải ngân.
Việc ngân hàng tổ chức thu nợ, lãi tại xã đã tạo điều kiện cho nông dân giảm chi phí, thời gian đi lại.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Giang (Kỳ Anh) Đinh Văn Mậu cho biết: 5 năm qua, từ cầu nối tổ vay vốn ở các thôn, Agribank đã đầu tư 135 tỷ đồng cho hơn 2.300 lượt hộ vay.
Nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đã góp phần giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,26%.
Tổ trưởng tổ vay vốn thôn 8, xã Hương Lâm (Hương Khê) Trần Văn Lý khẳng định: Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ chức hội để xây dựng mạng lưới vay vốn đến tận xã thì người dân ở xã miền núi khó khăn như Hương Lâm rất khó tìm được sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng để vươn lên thoát nghèo.
Những năm gần đây, số hội viên ở thôn 8 đăng ký vay vốn tăng dần và đến nay đã có 67 hội viên, hiện đang có dư nợ hơn 2 tỷ đồng.
Cũng nhờ sự tuyên truyền, hỗ trợ của tổ vay vốn nên có 24 hộ đã được vay vốn hỗ trợ lãi suất, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả cao.
Điều còn trăn trở là cho vay qua tổ mặc dù mạng lưới rộng nhưng kết quả vẫn chưa đồng đều; dư nợ mới chỉ chiếm trên 28% tổng dư nợ cho vay của Agribank Hà Tĩnh.
Bởi vậy, thời gian tới, ngân hàng và các tổ chức hội siết chặt hơn việc phối hợp từ khâu nắm bắt nhu cầu người dân, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong thủ tục vay vốn đến việc hỗ trợ đắc lực cho người vay trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao