Tạo cơ chế mở cho nông dân trồng lúa
Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, sau 2 năm triển khai đề án, mặc dù lĩnh vực trồng trọt đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất đều tăng từ 3% trở lên; xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt duy trì được mức 14,5 tỷ USD/năm nhưng tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhưng giá cùng loại luôn thấp hơn của Thái Lan khoảng 20 - 30 USD/tấn.
Ngoài ra, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản còn nhiều bất cập; công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu dẫn đến tổn thất lớn; nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện tái cơ cấu.
Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi, thay vì tổ chức manh mún rời rạc theo kiểu trồng trọt cứ trồng trọt, chế biến cứ chế biến, buôn bán cứ buôn bán thì bây giờ phải tổ chức lại để hình thành chuỗi sản xuất và thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nêu rõ: mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu ngành trồng trọt là nâng cao thu nhập cho người nông dân, điều này có nghĩa là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập từ những sản phẩm do chính bà con làm ra, bằng cách thay vì bắt buộc trồng lúa thì mở chính sách cho bà con có thể trồng cam, thanh long, chuối, nuôi thủy sản...
Chủ trương của Bộ NN-PTNT khi tái cơ cấu là sẽ chuyển đổi đất lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế khác nhưng vẫn trên cơ sở bảo vệ được tính chất của đất lúa để sau này khi cần thiết vẫn có thể chuyển đổi lại thành đất lúa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao