Mô hình kinh tế Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Publish date Wednesday. September 26th, 2012

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện. 
Tăng thu nhập…

Tuy phải dầm mình trong hồ cả buổi, đội cái nắng chang chang để cùng đám trai làng kéo lưới thu cá nhưng dường như lão nông Trần Văn Lon chẳng thấy mệt, mà vẫn nói cười huyên thuyên. "Bao năm gắn bó với cái đồng Gò Mèn, có vụ lúa nào được thu trọn vẹn đâu, không thối mạ cũng mất mùa. Giờ được lúa, trúng cá bảo sao không vui chứ" - Lão Lon thủ thỉ.

Còn ông Phan Đình Trúc thì vẫn còn nguyên cái cảm giác lâng lâng sung sướng khi thu được đến 7 tạ cá thác lác, bỏ túi cả chục triệu tiền lãi. Điều mà bao nhiêu năm lăn lộn cùng cây lúa, chưa bao giờ ông dám nghĩ tới. "Vụ nào trời thương, cho vài bao lúa đủ ăn đã là may, mơ gì có lãi tiền triệu như thế", ông Trúc hồ hởi cho biết. Ngoài lão Lon, ông Trúc thì 22 hộ dân đang canh tác lúa ở Gò Mèn cũng phấn khởi không kém. Bởi sau khi chuyển đổi phần diện tích ngập trũng sang nuôi cá, cá - lúa thì lợi nhuận thu được cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa đơn canh. 
Ngay như thửa ruộng nhà ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Thạch Trụ (HTX) có diện tích đến 2.300 m2, nhưng chưa có vụ lúa nào thu được quá 10 bao bởi… lúa toàn hạt lép!. "Nguyên nhân là vòng đời phát triển của lúa gắn liền với... hạn, úng nên nó không còn sức để mà kết hạt", ông Sương cho hay. Vậy mà từ năm 2011, ông chuyển sang nuôi cá rô phi thì đã có dư đến 15 - 20 triệu đồng/lứa, chỉ sau 4,5 tháng nuôi. 
Điều đáng mừng là sau khi chuyển đổi 7 ha (giai đoạn 1) diện tích đất ngập trũng ở cánh đồng Gò Mèn sang nuôi cá, cá - lúa thì HTX đã chủ động tìm được đầu ra, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định. "Mỗi ngày có 5 - 9 tạ cá lóc được các chủ vựa ở Kon Tum đến tận nơi thu mua với giá 42.000 - 43.000 đồng/kg; cá thác lác thì cung ứng cho thị trường trong tỉnh với giá 55.000 - 60.000 đồng/kg. Riêng cá rô phi thì được Công ty Galant Ocean bao tiêu với giá 23.000 - 28.000 đồng/kg", ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX cho hay. 
Thâm canh cá - lúa: Tốt cho ruộng

Còn nhớ cách đây vài năm, nông dân canh tác lúa ở cánh đồng Gò Mèn luôn thấp thỏm vì vụ lúa nào cũng bị nạn hạn, úng đe dọa nên phải dùng bơm để tưới tiêu liên tục. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, năng suất lại thấp, khiến nhiều người tính bỏ ruộng. "Nắng vài ngày đã lo chống hạn. Mà mưa một trận nhỏ chừng 30 mm là phải tìm cách tiêu thoát úng. Riêng tiền điện trả cho việc bơm nước cũng đủ lỗ rồi", nông dân Nguyễn Đình Khang cho hay. Theo tính toán của HTX thì chi phí sản xuất 1 sào lúa/vụ ở đây cao hơn các nơi từ 2 - 4 lần vì phải lặp lại việc gieo sạ do ngập úng, rồi mất thêm gần 300.000 đồng/sào/vụ để bơm nước tưới tiêu. Như thế thì lỗ là phải. 
Tuy nhiên, sau khi Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn ra đời vào năm 2011, nông dân nơi đây như tìm được lối thoát cho cây lúa. "Vụ đầu tiên, tôi nuôi cá rô phi và huề vốn. Để đất nghỉ lâu cũng tiếc nên vụ đông xuân 2011 - 2012, tôi làm lúa. Không ngờ thu được tới 120 kg lúa. Sang vụ hè thu này thì tôi nuôi cá, kiếm 10 triệu đồng tiền lãi", lão nông Trần Văn Lon hạch toán. Lão Lon cũng cho rằng, sau khi nuôi cá rô phi rồi làm lúa, ông nhận thấy ruộng màu mỡ hơn, lúa phát triển tốt hơn nên năng suất cao hơn những năm trước. Chung nhận định với lão Lon, ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX cũng cho rằng: "Việc thâm canh cá - lúa khiến cho môi trường nước ổn định, độ phèn của đất giảm, độ phì tăng nên chi phí phân bón cho cây lúa giảm hẳn. Sự thay đổi này khiến nông dân ở đây rất phấn khởi và kỳ vọng".
 Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện. 
Tăng thu nhập…

Tuy phải dầm mình trong hồ cả buổi, đội cái nắng chang chang để cùng đám trai làng kéo lưới thu cá nhưng dường như lão nông Trần Văn Lon chẳng thấy mệt, mà vẫn nói cười huyên thuyên. "Bao năm gắn bó với cái đồng Gò Mèn, có vụ lúa nào được thu trọn vẹn đâu, không thối mạ cũng mất mùa. Giờ được lúa, trúng cá bảo sao không vui chứ" - Lão Lon thủ thỉ.

Còn ông Phan Đình Trúc thì vẫn còn nguyên cái cảm giác lâng lâng sung sướng khi thu được đến 7 tạ cá thác lác, bỏ túi cả chục triệu tiền lãi. Điều mà bao nhiêu năm lăn lộn cùng cây lúa, chưa bao giờ ông dám nghĩ tới. "Vụ nào trời thương, cho vài bao lúa đủ ăn đã là may, mơ gì có lãi tiền triệu như thế", ông Trúc hồ hởi cho biết. Ngoài lão Lon, ông Trúc thì 22 hộ dân đang canh tác lúa ở Gò Mèn cũng phấn khởi không kém. Bởi sau khi chuyển đổi phần diện tích ngập trũng sang nuôi cá, cá - lúa thì lợi nhuận thu được cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa đơn canh. 
Ngay như thửa ruộng nhà ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Thạch Trụ (HTX) có diện tích đến 2.300 m2, nhưng chưa có vụ lúa nào thu được quá 10 bao bởi… lúa toàn hạt lép!. "Nguyên nhân là vòng đời phát triển của lúa gắn liền với... hạn, úng nên nó không còn sức để mà kết hạt", ông Sương cho hay. Vậy mà từ năm 2011, ông chuyển sang nuôi cá rô phi thì đã có dư đến 15 - 20 triệu đồng/lứa, chỉ sau 4,5 tháng nuôi. 
Điều đáng mừng là sau khi chuyển đổi 7 ha (giai đoạn 1) diện tích đất ngập trũng ở cánh đồng Gò Mèn sang nuôi cá, cá - lúa thì HTX đã chủ động tìm được đầu ra, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định. "Mỗi ngày có 5 - 9 tạ cá lóc được các chủ vựa ở Kon Tum đến tận nơi thu mua với giá 42.000 - 43.000 đồng/kg; cá thác lác thì cung ứng cho thị trường trong tỉnh với giá 55.000 - 60.000 đồng/kg. Riêng cá rô phi thì được Công ty Galant Ocean bao tiêu với giá 23.000 - 28.000 đồng/kg", ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX cho hay. 
Thâm canh cá - lúa: Tốt cho ruộng

Còn nhớ cách đây vài năm, nông dân canh tác lúa ở cánh đồng Gò Mèn luôn thấp thỏm vì vụ lúa nào cũng bị nạn hạn, úng đe dọa nên phải dùng bơm để tưới tiêu liên tục. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, năng suất lại thấp, khiến nhiều người tính bỏ ruộng. "Nắng vài ngày đã lo chống hạn. Mà mưa một trận nhỏ chừng 30 mm là phải tìm cách tiêu thoát úng. Riêng tiền điện trả cho việc bơm nước cũng đủ lỗ rồi", nông dân Nguyễn Đình Khang cho hay. Theo tính toán của HTX thì chi phí sản xuất 1 sào lúa/vụ ở đây cao hơn các nơi từ 2 - 4 lần vì phải lặp lại việc gieo sạ do ngập úng, rồi mất thêm gần 300.000 đồng/sào/vụ để bơm nước tưới tiêu. Như thế thì lỗ là phải. 
Tuy nhiên, sau khi Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn ra đời vào năm 2011, nông dân nơi đây như tìm được lối thoát cho cây lúa. "Vụ đầu tiên, tôi nuôi cá rô phi và huề vốn. Để đất nghỉ lâu cũng tiếc nên vụ đông xuân 2011 - 2012, tôi làm lúa. Không ngờ thu được tới 120 kg lúa. Sang vụ hè thu này thì tôi nuôi cá, kiếm 10 triệu đồng tiền lãi", lão nông Trần Văn Lon hạch toán. Lão Lon cũng cho rằng, sau khi nuôi cá rô phi rồi làm lúa, ông nhận thấy ruộng màu mỡ hơn, lúa phát triển tốt hơn nên năng suất cao hơn những năm trước. Chung nhận định với lão Lon, ông Nguyễn Sương - Chủ nhiệm HTX cũng cho rằng: "Việc thâm canh cá - lúa khiến cho môi trường nước ổn định, độ phèn của đất giảm, độ phì tăng nên chi phí phân bón cho cây lúa giảm hẳn. Sự thay đổi này khiến nông dân ở đây rất phấn khởi và kỳ vọng".


Related news

nuoi-vit-kieu-moi-cho-thu-nhap-cao-o-dong-nai Nuôi Vịt Kiểu Mới, Cho… chu-dong-uong-ca-tra-giong-an-toan-sinh-hoc-o-cai-lay-tien-giang Chủ Động Ương Cá Tra…