Mô hình kinh tế Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng

Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng

Author Thu Hà, publish date Tuesday. May 23rd, 2017

Trong khuôn khổ chuyến công tác, làm việc với Hội Nông dân tỉnh Thái Bình, hôm nay 18.5, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý đã thăm, tìm hiểu mô hình sản xuất của 2 hộ nông dân tỷ phú xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý (trái) và ông Phạm Đình Chiểu vợt kiểm tra cá chép dòn nuôi trên lồng bè. Ảnh: Thu Hà.

Đó là mô hình nuôi cá lồng trên sông của hộ ông Phạm Đình Chiểu và mô hình nuôi gà đẻ công nghiệp của ông Phạm Văn Tràng. Cả 2 nông dân này đều đã vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

Cả 2 hộ nông dân tỷ phú này đều đã trãi qua những khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, nhưng đều nỗ lực vượt qua. Ông Chiểu nuôi cá lăng, cá điêu hồng, cá chép dòn và từng bị bão số 1 năm 2016 cuốn trôi vài chục lồng cá trị giá gần 20 tỷ đồng. Còn ông Tràng từ phải nổ lực vượt qua những đợt giá trứng gà xuống thấp. 

Trước đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý và đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Thái Bình nắm bắt tình hình nông dân, công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn.

Mô hình nuôi gà đẻ siêu trứng của ông Phạm Văn Tràng (phải), xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) doanh thu trung bình 6-7 tỷ đồng/năm, lãi ròng 600-700 triệu đồng/năm. Ảnh: Thu Hà.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Hội ND tỉnh Thái Bình đã báo cáo tình hình nông dân, công tác Hội và phong trào nông dân. Theo đó, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội ND tỉnh Thái Bình đã tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Hội ND năm 2017 là: bảo vệ nông dân, thực hiện tốt dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân và xây dựng các mô hình kinh tế theo chuỗi giá trị. Điển hình, các cấp Hội ND tỉnh đã vận động, hướng dẫn xây dựng được 47 mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 174/263 (đạt 66,2%) được công nhận đạt chuẩn NTM và huyện Hưng Hà đạt chuẩn NTM.

Trong bối cảnh giá lợn xuống thấp như hiện nay, các cấp Hội đã tích cực động viên và giúp đỡ các chủ trang trại nuôi lợn kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ giảm giá cám cũng như tiêu thụ lợn thương phẩm. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

 

Thực hiện Kết luận số 61/2009 (KL 61) của Ban Bí thư và Quyết định 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Hội ND tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Hội ND tỉnh đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với 22 sở ngành, đơn vị. Việc xây dựng và phát triển Quỹ HTND cũng được các cấp Hội chú trọng. Tính đến nay tổng số tiền Quỹ HTND trên 21 tỷ đồng đầu tư cho 46 dự án cho 1.881 hộ vay vốn phát triển sản xuất. Hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy quy hoạch đất xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tại địa điểm mới với diện tích 1 ha.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội ND các cấp tỉnh Thái Bình. Về việc kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn lực cho người chăn nuôi lợn đang gặp rất nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cho biết, Thường trực T.Ư Hội NDVN đã chỉ đạo Ban Kinh tế T.Ư Hội đi khảo sát, nắm bắt tình hình tại các vùng miền, làm cơ sở đề xuất với Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi lợn.

“Về lâu dài, các cấp Hội ND cần đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ vận động ND sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Chuỗi này phải dựa vào lợi thế từng vùng và theo nhu cầu thị trường. Đây cũng là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội ND trong công tác Hội và phong trào ND năm 2107”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý.


Related news

cam-chac-200-trieu-dong-nam-tu-5-sao-mang-tay-xanh Cầm chắc 200 triệu đồng/năm… 3-ong-lao-nhat-noi-tieng-the-gioi-voi-cach-lam-nong-khong-hoa-chat 3 ông lão Nhật nổi…