Tin thủy sản Thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân sau sự cố Formosa

Thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân sau sự cố Formosa

Author An Sơn, publish date Wednesday. August 31st, 2016

Tại Hội nghị Báo cáo tiến độ triển khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ TNMT diễn ra sáng nay tại TP.Huế, Bộ NNPTNT đã đưa những chính sách trong dự thảo Đề án “Xác định bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường” để lấy ý kiến đại diện các tỉnh bị thiệt hại và các bộ, ngành.

Hội nghị do Bộ NNPTNT chủ trì.

Dự thảo đề án của Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân sau sự cố Formosa, như chính sách vay vốn tín dụng đóng tàu, các chính sách về an sinh xã hội.

Về chính sách vay vốn đóng tàu, dự thảo đề án quy định đối tượng vay là chủ tàu cá có tàu không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90CV.

Đối tượng này được vay vốn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước để đóng mới tàu cá có tổng công suất máy tính từ 90CV đến dưới 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần nghề cá, mua sắm ngư lưới cụ.

Về hạn mức và lãi suất cho vay, chủ tàu đóng mới có thể lựa chọn một trong 2 hình thức hỗ trợ.

Hình thức hỗ trợ thứ nhất là được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu cá trả lãi suất 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6% còn lại.

Thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất 15 năm.

Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

Hình thức hỗ trợ thứ 2 là được hỗ trợ 1 lần bằng 50% giá trị đóng mới (bao gồm giá trị tàu, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị bảo quản và ngư cụ), nhưng không quá 2 tỷ đồng/tàu.

Theo dự thảo đề án của Bộ NNPTNT, chủ tàu cá có tàu không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90CV sẽ được hỗ trợ vay vốn đóng tàu lớn.

Ngoài ra, thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên những tàu cá này được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo sử dụng, vận hành tàu cá; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu; được hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Dự thảo đề án cũng quy định việc cho vay vốn với các đối tượng vay là hộ gia đình khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối bị ảnh hưởng trự tiếp bởi sự cố môi trường có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất.

Theo đó, hạn mức là được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ tại ngân hàng chính sách xã hội, lãi suất vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.

Về chính sách an sinh xã hội, dự thảo đề án quy định hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, thời hạn hỗ trợ là 3 năm.

Hỗ trợ 100% học phí cho con em người dân bị thiệt hại theo học phổ thông, đại học trong và ngoài công lập trong 2 năm học 2016-2017 và 2017- 2018.

Người dân bị thiệt hại có nhu học nghề ngắn hạn thì được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo gồm học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại đối với một khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo không quá 3 tháng.

Đối với người dân có nhu cầu đào tạo nghề dài hạn, người bắt đầu đi học được hỗ trợ toàn bộ học phí…

Bên cạnh đó, dự thảo đề án còn đưa ra các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các chính sách xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay, hỗ trợ tiêu thụ thủy sản, hỗ trợ hoạt động du lịch…

Tại hội nghị, hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với các chính sách trong dự thảo đề án trên.

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, vấn đề vay vốn tín dụng đóng tàu không nên không chế ở mức đóng tàu dưới 400CV.

Về chính sách an sinh xã hội, một số đại biểu đề nghị cần có sự thống nhất về thời gian, không nên có chính sách thực hiện hỗ trợ trong thời gian 2 năm trong khi có chính sách thực hiện 3 năm.

 

Tại hội nghị, đại diện Bộ LĐTBXH đề nghị Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ GDĐT để có sự bổ sung đầy đủ về việc hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên.

Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, vấn đề hiện nay là cần tách việc hỗ trợ người dân và chủ tàu cá thành 2 mảng khác nhau.

Cụ thể, cần phê duyệt trước việc hỗ trợ đối với người dân để triển khai hỗ trợ cho đối tượng này một cách kịp thời.

“Chờ đợi như hiện nay không biết bao giờ người dân nhận được hỗ trợ” - đại diện Bộ LĐTBXH cho biết.

Tại Hội nghị Báo cáo tiến độ triển khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ TNMT diễn ra sáng nay tại TP.Huế, Bộ NNPTNT đã đưa những chính sách trong dự thảo Đề án “Xác định bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường” để lấy ý kiến đại diện các tỉnh bị thiệt hại và các bộ, ngành.

Hội nghị do Bộ NNPTNT chủ trì.

Dự thảo đề án của Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân sau sự cố Formosa, như chính sách vay vốn tín dụng đóng tàu, các chính sách về an sinh xã hội.

Về chính sách vay vốn đóng tàu, dự thảo đề án quy định đối tượng vay là chủ tàu cá có tàu không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90CV.

Đối tượng này được vay vốn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước để đóng mới tàu cá có tổng công suất máy tính từ 90CV đến dưới 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần nghề cá, mua sắm ngư lưới cụ.

Về hạn mức và lãi suất cho vay, chủ tàu đóng mới có thể lựa chọn một trong 2 hình thức hỗ trợ.

Hình thức hỗ trợ thứ nhất là được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu cá trả lãi suất 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6% còn lại.

Thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất 15 năm.

Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

Hình thức hỗ trợ thứ 2 là được hỗ trợ 1 lần bằng 50% giá trị đóng mới (bao gồm giá trị tàu, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị bảo quản và ngư cụ), nhưng không quá 2 tỷ đồng/tàu.

Theo dự thảo đề án của Bộ NNPTNT, chủ tàu cá có tàu không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90CV sẽ được hỗ trợ vay vốn đóng tàu lớn.

Ngoài ra, thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên những tàu cá này được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo sử dụng, vận hành tàu cá; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu; được hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Dự thảo đề án cũng quy định việc cho vay vốn với các đối tượng vay là hộ gia đình khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối bị ảnh hưởng trự tiếp bởi sự cố môi trường có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất.

Theo đó, hạn mức là được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ tại ngân hàng chính sách xã hội, lãi suất vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.

Về chính sách an sinh xã hội, dự thảo đề án quy định hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, thời hạn hỗ trợ là 3 năm.

Hỗ trợ 100% học phí cho con em người dân bị thiệt hại theo học phổ thông, đại học trong và ngoài công lập trong 2 năm học 2016-2017 và 2017- 2018.

Người dân bị thiệt hại có nhu học nghề ngắn hạn thì được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo gồm học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại đối với một khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo không quá 3 tháng.

Đối với người dân có nhu cầu đào tạo nghề dài hạn, người bắt đầu đi học được hỗ trợ toàn bộ học phí…

Bên cạnh đó, dự thảo đề án còn đưa ra các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các chính sách xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay, hỗ trợ tiêu thụ thủy sản, hỗ trợ hoạt động du lịch…

Tại hội nghị, hầu hết đại biểu cơ bản nhất trí với các chính sách trong dự thảo đề án trên.

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, vấn đề vay vốn tín dụng đóng tàu không nên không chế ở mức đóng tàu dưới 400CV.

Về chính sách an sinh xã hội, một số đại biểu đề nghị cần có sự thống nhất về thời gian, không nên có chính sách thực hiện hỗ trợ trong thời gian 2 năm trong khi có chính sách thực hiện 3 năm.

 

Tại hội nghị, đại diện Bộ LĐTBXH đề nghị Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ GDĐT để có sự bổ sung đầy đủ về việc hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên.

Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, vấn đề hiện nay là cần tách việc hỗ trợ người dân và chủ tàu cá thành 2 mảng khác nhau.

Cụ thể, cần phê duyệt trước việc hỗ trợ đối với người dân để triển khai hỗ trợ cho đối tượng này một cách kịp thời.

“Chờ đợi như hiện nay không biết bao giờ người dân nhận được hỗ trợ” - đại diện Bộ LĐTBXH cho biết.


Related news

khan-cap-lay-mau-gan-4-000-tan-hai-san-ton-kho-tai-mien-trung Khẩn cấp lấy mẫu gần… su-co-ca-bien-chat-hang-loat-co-so-thu-mua-che-bien-cung-lao-dao Sự cố cá biển chất…