Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng
So với nhiều năm qua, thiệt hại do nuôi nghêu năm nay là lớn nhất. Nếu như năm 2013 được đánh giá là thiệt hại cao nhưng tỷ lệ cũng chỉ dưới 70%, trung bình dao động từ 30 - 40% nên sau đó người dân thả nuôi trở lại. Tuy nhiên, mùa nghêu năm 2015 các sân nuôi nghêu bị chết dao động từ 75 - 90% nên gây ra thiệt hại rất nặng nề.
Đề cập về các chính sách hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại, bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết, theo Nghị định 142 của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, sau đó được điều chỉnh theo Quyết định 49, địa phương đã hoàn tất các thủ tục đề xuất hỗ trợ thiệt hại do nghêu chết gây ra.
Thực tế những năm qua, người nuôi nghêu bị thiệt hại cũng đã từng được Nhà nước hỗ trợ. Chẳng hạn như năm 2013, mỗi ha nuôi nghêu bị chết từ 30 - 70% được hỗ trợ thiệt hại là 20 triệu đồng khi người nuôi bảo đảm đủ các điều kiện nuôi theo quy định. “Liên tục trong những năm qua, tình trạng nghêu chết diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân vì sao nghêu bị chết. Do vậy người nuôi nghêu cảm thấy hoang mang” - bà Huỳnh Thị Tỏ cho biết.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao