Mô hình kinh tế Thông đường cho vải thiều xuất khẩu

Thông đường cho vải thiều xuất khẩu

Publish date Friday. May 15th, 2015

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2015, dự kiến sản lượng vải toàn tỉnh ước đạt 160.000 tấn quả tươi. Xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng (64.000 tấn), bao gồm: Xuất khẩu quả tươi khoảng 50.000 tấn (chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu); chế biến xuất khẩu (sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh) 14.000 tấn quy tươi (chiếm 22%). Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải thiều lớn nhất (chiếm 90 % tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước).

Ngay từ những ngày đầu vụ năm nay, Sở và các ban ngành của tỉnh xác định đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá vải thiều, đặc biệt tới các thương nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng; phát ngôn thống nhất từ cơ sở đến các sở ban ngành… về sản lượng, chất lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ, đảm bảo việc có lợi nhất cho sản xuất và tiêu thụ vải thiều, tránh tư tưởng và các đánh giá theo cảm tính “được mùa mất giá, mất mùa được giá”, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất. Sở cũng đã liên tục tổ chức các cuộc gặp gỡ, trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một trong những bước đi nhằm xúc tiến, kết nối đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong nước cũng như xuất khẩu. 

Tại hội nghị, ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định: "Sẽ cung cấp thông tin, diễn biến tình hình thị trường... cho bộ phận thường trực Sở Công Thương Bắc Giang; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá, chuyển giúp thông điệp của tỉnh Bắc Giang đã cam kết đối với thương nhân kinh doanh, tiêu thụ vải thiều; giúp Bắc Giang cập nhật và thông tin kịp thời về những quy định, chính sách mới từ phía Trung Quốc trong việc nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là vải thiều.”

Tạo mọi điều kiện để thông thương

Do vụ vải thiều diễn ra khá ngắn (khoảng hơn 1 tháng, 1/6 – 20/7), trong khi đó, thời tiết những ngày tháng 6 rất nắng nóng nên công tác tổ chức sắp xếp cho việc thông quan, xuất khẩu mặt hàng này cũng cần có sự chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là về kho hàng, bến bãi… Đơn cử như kho hàng tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) không có mái che nên Ban Quản lý cửa khẩu đã yêu cầu các thương lái nên chủ động về mặt thời gian, vận chuyển hàng trong đêm (từ Lục Ngạn, Bắc Giang đến Lào Cai mất khoảng 5 tiếng) để có thể giao hàng ngay đầu giờ sáng. Đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho biết sẽ hỗ trợ hết mình cho phía Việt Nam bằng việc đầu tư thêm các kho bãi, kho chứa hàng đông lạnh ngay tại cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc). 

Sở Công Thương cũng yêu cầu đề nghị các cơ quan chức năng tại cửa khẩu Kim Thành bố trí cán bộ làm thủ tục từ 6 giờ và cho phép thông quan xuất khẩu kể từ 7 giờ sáng đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục.

Ban Quản lý cửa khẩu Hà Khẩu điều kiện thuận cho việc kiểm dịch thông quan mặt hàng vải. Nếu có thể thì cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên cho phép phương tiện trực tiếp giao nhận hàng, thực hiện công tác kiểm dịch ngay khi bốc xếp hàng để tiết kiệm thời gian và công sức, tránh tình trạng bốc xếp hàng lên xuống nhiều lần.

Ông Hoàng Chí Hiền, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai nhấn mạnh: “Tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các thương nhân, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc được thuận lợi”.


Related news

thi-truong-ca-phe-bat-on Thị trường cà phê bất… trien-vong-nuoi-nhuyen-the-hai-manh-vo-tai-kim-son Triển vọng nuôi nhuyễn thể…