Tin thủy sản Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

Author Sương Phạm, publish date Monday. October 19th, 2020

Tôm - lúa là mô hình được người dân Đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn trong điều kiện môi trường biến động như hiên nay.

Thức ăn tự nhiên có cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm trong mô hình tôm-lúa luân canh không?

Thực tế cho thấy mô hình nuôi tôm - lúa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân. Tôm sú và tôm càng xanh thường được nuôi trong môi hình này, với mật độ thấp (1-2 con/m2) và sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Tôm thường được nuôi suốt năm, do giá trị cao hơn so với gạo mặc dù độ mặn thấp trong mùa mưa không thuận lợi cho nuôi tôm. 

Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi. Thức ăn tự nhiên kém chất lượng hoặc thức ăn không đủ là nguyên nhân gây căng thẳng và làm giảm sự tăng trưởng hoặc sự sống của tôm. 

Macrobenthos (sinh vật đáy cỡ lớn) là nguồn thức ăn trực tiếp cho tôm trong ao nuôi tôm ruộng lúa, trong khi đó sinh khối của chúng lại phụ thuộc vào thực vật phù du (tảo đáy). Sinh vật đáy cỡ lớn là mắc xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn, có khả năng lọc sạch nước và làm vật chỉ thị cho môi trường. 

Nghiên cứu này đã sử dụng chất đánh dấu đồng vị 15N để theo dõi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi tôm ruộng lúa. Kết quả cho thấy có rất ít sự liên kết của đồng vị 15N vào trầm tích, chứng tỏ sự phát triển chậm của tảo đáy đặc biệt là sự chậm tăng trưởng của các sinh vật đáy cỡ lớn. Nhờ chất đánh dấu đồng vị 15N đã phát hiện 60% hoặc nhiều hơn số tôm không có thức ăn trong đường ruột nhất là vào mưa. Giải thích cho điều này có thể là: nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho tôm hoặc tôm bị căng thẳng do chất lượng nước kém.

Sự chuyển đổi mùa khô sang mùa mưa sẽ đi kèm với sự thay đổi sinh khối và thành phần sinh vật tự nhiên trong ao như: tảo đáy, sinh vật đáy cỡ lớn, thực vật phù du, động vật phù du (được tôm tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp). Nhiều loài tảo và sinh vật đáy không thích nghi với sự biến đổi của độ mặn, do đó mật độ của các loài trong ao có thể giảm khi mùa mưa xảy ra. Điều kiện môi trường dưới mức tối ưu đã gián tiếp gây ra rủi ro cho tôm thông qua tác động lên mạng lưới thức ăn tự nhiên, đặc biệt là sự ảnh hưởng các loài tảo - cơ sở hình thành mạng lưới thức ăn. Thật vậy, một nghiên cứu đã cho thấy một cộng đồng tảo đáy phát triển chậm, mặc dù có đủ nitơ, phốt pho và ánh sáng. Giảm độ mặn trong mùa mưa cũng có thể làm giảm nồng độ carbon vô cơ dạng hòa tan (DIC) trong ao, góp phần làm giảm sinh khối tảo đáy. 

Cùng với những thay đổi trong sinh khối tảo đáy, cũng có những thay đổi về mật độ của một số loài tảo trong nước ao theo mùa để phù hợp với sự thay đổi của độ mặn. Đáng chú ý, tảo mắt là loài chiếm ưu thế trong suốt thời gian nghiên cứu, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. Tảo mắt chiếm ưu thế khi chất hữu cơ cao, do khả năng dinh dưỡng dị dưỡng chúng sẽ ăn vi khuẩn và các loại tảo nhỏ khác, cũng như đồng hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ và carbon do đó có thể cạnh tranh thức ăn với tôm. 

Tốc độ tăng trưởng của tôm sú trong suốt quá trinh sinh trưởng ở những ao này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong các ao thâm canh. Điều này có thể thấy dinh dưỡng trong môi hình nuôi ruộng lúa không đủ cho nhu cầu của tôm. Chất lượng nước kém cũng được xác định là một yếu tố rủi ro cho việc nuôi tôm kết hợp với lúa, với nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ nước và độ mặn dưới mức tối ưu. Các điều kiện dưới mức tối ưu có thể gây căng thẳng về mặt sinh lý cho tôm, do đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của chúng và làm tăng tính dễ bị bệnh.

Tóm lại, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao không đủ cho nhu cầu của tôm, đặc biệt là vào mùa mưa và do đó cần phải xem xét việc bổ sung thức ăn công nghiệp chất lượng cao để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Việc bổ sung thức ăn công nghiệp cần phải thận trọng vì việc sử dụng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chất lượng nước như: DO thấp, chất hữa cơ quá nhiều gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ao. Chúng ta cũng có thể lắp đặt các thiết bị sục khí chi phí thấp để giảm bớt một phần căng thẳng cho tôm.


Related news

la-oi-cay-nha-la-vuon-giup-ca-giai-doc-thuoc-tru-sau Lá ổi – Cây nhà… xu-ly-moi-truong-nuoi-tom-sieu-tham-canh Xử lý môi trường nuôi…