Tin thủy sản Thức ăn và giống: giải quyết các thách thức trong nuôi trồng thủy sản của Zambian

Thức ăn và giống: giải quyết các thách thức trong nuôi trồng thủy sản của Zambian

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Wednesday. July 8th, 2020

Mặc dù có nguồn nước tự nhiên rộng lớn và khả năng sản xuất gia tăng nhưng những khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô và chi phí trả trước cao cho các nhà sản xuất khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Zambia tụt lại phía sau các nước láng giềng.

Zambia là quốc gia sản xuất cá rô phi lớn nhất ở Nam Phi. Ảnh: Clayton Smith

Một trường hợp nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Nghiên cứu Thủy sản Ai Cập đã ghi nhận các cơ hội về mặt kinh tế và những thách thức trong sản xuất lồng chăn nuôi thủy sản ở Zambia. Nghiên cứu đã kết hợp những quan điểm của nhà sản xuất và dữ liệu của chính phủ, đã chụp lại hình ảnh của ngành nuôi trồng thủy sản trên hồ Kariba vào năm 2018. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các nhà sản xuất đã phải vật lộn để tìm ra nguồn giống cá chất lượng, làm khó họ trong việc dự đoán sản lượng. Có được thức ăn chăn nuôi cá có chất lượng là một thách thức khác đối với các nhà sản xuất vì có một số báo cáo rằng thức ăn là chi phí sản xuất lớn nhất mỗi năm của họ.

Mặc dù những thách thức này khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động sản xuất và đạt được quy mô kinh tế nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng quy mô sản xuất là có thể. Theo quan điểm của họ thì những thách thức có thể được giải quyết thông qua các khoản đầu tư chính vào đầu vào sản xuất. Họ cũng nhấn mạnh rằng sản xuất nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện bền vững, nghĩa là phải đảm bảo sự ổn định lâu dài của ngành và giảm bớt áp lực đối với nghề đánh bắt cá tự nhiên của Zambia.

Ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản của Zambia

Zambia là một ứng cử viên lý tưởng cho việc mở rộng nuôi trồng thủy sản và ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Đất nước này có nhiều nguồn nước tự nhiên có thể hỗ trợ việc chăn nuôi cá trong lồng. Tiềm năng cải thiện an ninh lương thực và tạo việc làm ổn định của ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm cho quốc gia khỏe mạnh hơn và giàu có hơn. Việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng có thể làm giảm áp lực đối với nghề đánh bắt cá tự nhiên của Zambia. Tính đến năm 2018, Zambia là nhà sản xuất cá nuôi lớn nhất đứng vị trí thứ sáu ở châu Phi và là nhà sản xuất cá rô phi trong top 5 dẫn đầu ở miền nam châu Phi.

Trên hồ Kariba, nghề nuôi cá rô phi đã biến mất vào những năm 1990. Loài này có nhu cầu thị trường mạnh, phát triển nhanh và có thể phát triển mạnh trong nhiều hệ thống sản xuất. Số lượng trang trại chăn nuôi trên hồ Kariba đã tăng lên nhưng các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách không có thông tin hiểu biết sâu rộng về triển vọng hoặc các thử thách năng lực định kỳ của họ.

Hồ Kariba là môi trường lý tưởng dành cho chăn nuôi cá bằng lồng

Nghiên cứu

Để đánh giá những thách thức và cơ hội mà các nhà sản xuất phải đối mặt, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn và quan sát thực địa với các nhà sản xuất đang hoạt động trên hồ Kariba. Họ cũng có quyền truy cập dữ liệu từ Tổng cục Thủy sản của Zambia.

Nhóm nghiên cứu đã gửi hai bảng câu hỏi bán cấu trúc. Bảng câu hỏi thứ nhất nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất nuôi thủy sản bằng lồng và tập trung vào quan điểm của họ về những thách thức và cơ hội của ngành. Bảng câu hỏi thứ hai được hướng tới các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nó tập trung vào sản xuất thức ăn, khả năng sản xuất và những thách thức mà ngành công nghiệp phải đối mặt. Các câu hỏi đã được hoàn thành 80% các nhà sản xuất thuộc địa hạt (quận, huyện) và có sự tham gia đầy đủ từ phía ngành thức ăn chăn nuôi của địa hạt.

Các kết quả ban đầu

Tất cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực đều nuôi cá rô phi sông Nin (Oreochromis niloticus). Dữ liệu bảng câu hỏi cho thấy tất cả các khu vực sản xuất đều dưới 10 năm tuổi (tính đến năm 2018).

Mật độ thả giống rất khác nhau nhưng mật độ trung bình dao động từ 53 đến 160 con cá giống trên một mét khối. Con số này thấp hơn mật độ thả giống được báo cáo của các trang trại ở khu vực Hồ Victoria đạt 60 đến 350 con cá giống trên một mét khối. Nhóm nghiên cứu cảm thấy rằng sự đa dạng của mật độ thả có thể được quy cho nhiều yếu tố sản xuất như kích cỡ của cá, điều kiện nước và nguồn tài chính của người chăn nuôi.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu được rằng 60 phần trăm các trang trại thu được giống của họ từ cùng một công ty. Mặc dù các phản hồi chỉ ra rằng các nhà sản xuất cảm thấy giống nuôi phù hợp với mục đích nhưng họ cũng báo cáo rằng nguồn cung ứng không đủ.

Việc cung cấp đủ cá giống là một trở ngại đáng kể đối với các nhà sản xuất trên Hồ Kariba

Hầu hết các nhà sản xuất cho cá ăn ba lần một ngày với tỷ lệ ứng với trọng lượng cơ thể sống từ 3% đến 5%. Các nhà sản xuất đã báo cáo gặp khó khăn trong việc ước tính lượng thức ăn chính xác dẫn đến sự thiếu nhất quán trong suốt chu kỳ sản xuất.

Mặc dù các nhà sản xuất nuôi thủy sản bằng lồng nuôi thường xuyên phải đấu tranh với động vật săn mồi trong tự nhiên và kẻ trộm nhưng đây không phải là một thách thức lớn đối với các hoạt động sản xuất trên hồ Kariba.

Kết luận chính

Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều yếu tố có thể cản trở sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Đối với các nhà sản xuất có quy mô nhỏ trong khu vực thì chi phí trả trước có thể cao đến mức không thể kham nỗi. Nhiều người chăn nuôi cá rô phi không có đủ khả năng đầu tư vào máy cho ăn hoặc thiết bị thu hoạch. Quá trình cấp phép và đánh giá tác động môi trường được xác định là rào cản đối với sự bắt đầu và tăng trưởng. Mặc dù một số nhà sản xuất có thể thuê thiết bị từ các doanh nghiệp lớn hơn nhưng các nhà sản xuất nhỏ hơn vẫn gặp bất lợi.

Việc thiếu nguyên liệu thô giá rẻ và nguyên liệu thô có sẵn là một thách thức khác. Các nhà sản xuất thức ăn báo cáo sự khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng như vitamin và bột cá có chất lượng tốt dẫn đến sự thiếu nhất quán trong thức ăn chăn nuôi thủy sản thành phẩm. Hai nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong khu vực cũng hoạt động dưới công suất tối đa, sản xuất từ 50 đến 100 tấn thức ăn mỗi ngày, mặc dù có thể sản xuất được gấp đôi sản lượng đó. Từ quan điểm của các nhà sản xuất, thức ăn thể hiện chi phí sản xuất lớn nhất của họ. Tăng hiệu quả và chất lượng thức ăn có thể là một bước quan trọng trong việc củng cố các vụ chăn nuôi thủy sản trong khu vực.

Tìm nguồn cung ứng giống cá rô phi chất lượng lại là một trở ngại khác. Các hoạt động sản xuất cá con và cá giống trong khu vực không thể đáp ứng nhu cầu của địa phương. Sự thiếu hụt này có thể tác động đến các chương trình nhân giống và khiến các nhà sản xuất khó dự đoán sản lượng của họ.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng vẫn còn tiềm năng rất lớn trong khu vực. Trong phần kết luận của họ, họ tuyên bố rằng những rào cản này có thể được giải quyết thông qua sự đầu tư có chiến lược. Tuy nhiên, họ nói thêm rằng cho đến khi những thách thức cơ bản này được giải quyết thì ngành nuôi trồng thủy sản Zambia sẽ vẫn còn bé nhỏ mặc dù khả năng của quốc gia này là một nhà sản xuất hàng đầu.


Related news

da-dang-doi-tuong-nuoi-ghep-trong-ao-tom Đa dạng đối tượng nuôi… dan-ca-50-trieu-nam-tom-hum-co-dai-sieu-to-khong-lo Đàn cá 50 triệu năm,…