Thương hiệu lớn bắt đầu từ nhãn hiệu nhỏ
Thời gian qua, trên thị trường đã có một số nhãn hiệu gạo được người tiêu dùng chấp nhận.
Ông đánh giá như thế nào kết quả ban đầu việc các doanh nghiệp (DN) tham gia xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu?
- Trước khi có Quyết định 706/QĐ-TT về Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, đa phần những DN sản xuất và kinh doanh lúa gạo chút ít “bài bản” đều đã có những nỗ lực tiếp cận và xây dựng vài nhãn hiệu gạo riêng "trình làng" với người tiêu dùng.
Đến thời điểm này, cả nước đã có hàng trăm nhãn hiệu gạo, mà chủ yếu là gạo thơm.
Các nhãn hiệu này đang nỗ lực tiếp cận người tiêu dùng bằng chất lượng ổn định, sản lượng đảm bảo, giá cá cạnh tranh… Cũng đã xuất hiện vài sản phẩm gạo ăn kiêng, gạo dinh dưỡng kết hợp phòng trị bệnh và một số sản phẩm gạo đóng túi nhỏ được xuất khẩu.
Trên cơ sở này, giữa tháng 1.2016, VFA sẽ tổ chức hội thảo về việc xây dựng chuỗi giá trị và hướng tới xây dựng thương hiệu lúa gạo bắt đầu từ DN, bắt đầu từ nhãn hiệu gạo của DN.
Đó là những tín hiệu tích cực ban đầu để kỳ vọng hướng tới thương hiệu gạo Việt Nam.Báo cáo của VFA cho thấy tỷ lệ xuất khẩu gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao của Việt Nam cũng tăng ấn tượng.
Đây có phải là xu hướng thuận lợi cho việc chọn gạo thơm, gạo chất lượng cao để làm thương hiệu của Việt Nam không?
- Những năm trước, tỷ lệ gạo trắng chất lượng cao và gạo thơm chỉ vài phần trăm trong tổng lượng gạo xuất khẩu của VN.
Trong khi đó, 11 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ này đã lên đến 28% với gạo trắng dài chất lượng cao và 22% với gạo thơm.
Có đến 40% gạo thơm xuất khẩu là gạo Jasmine, đạt từ 400.000 – 480.000 tấn/năm.
Chính những yếu tố cụ thể này mà VFA và nhóm chuyên gia về gạo tiếp tục định hướng gợi ý chọn gạo trắng dài chất lượng cao và gạo thơm để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.
Mới đây, VFA có đề xuất đưa gạo hạt tròn giống Nhật Japonica vào xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam xuất khẩu; đã có nhiều ý kiến phản đối đề xuất này.
Xin cho biết ý kiến của ông?
- Vài năm gần đây, loại gạo Japonica và các loại giống gạo hạt ngắn, tròn tương đương Japonica được sản xuất nhiều hơn.
Japonica cùng với các giống gạo thơm khác như Nàng Hoa 9, VD 20, ST21...
cũng nằm trong nhóm định hướng nhóm gạo đặc thù, trong 3 nhóm hướng tới thương hiệu gạo quốc gia.
Theo tôi, trên cơ sở Japonica có sức thuyết phục lớn với người tiêu dùng, sản lượng thì đang tăng dần theo nhu cầu thị trường, Japonica hay các giống thuộc nhóm này hoàn toàn có khả năng tiến tới thương hiệu gạo Việt Nam.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao