Tìm lối thoát cho nông sản Trà Vinh
Với 185.000ha đất nông nghiệp, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên nên Trà Vinh xác định kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp.
Tuy nhiên, gần đây tỉnh có nhiều đột phá về năng suất và sản lượng nhưng kinh tế của tỉnh vẫn chưa có nhiều khởi sắc, thu nhập nông dân vẫn còn bấp bênh.
Nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, Trà Vinh đang triển khai nhiều giải pháp, trong sản xuất theo hướng tập trung, liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp).
Để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, đến năm 2020, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu có gần 9.300 ha đất sản xuất nông nghiệp được sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; trong đó, cây lúa hơn 6.800 ha; cây ăn trái 1.650 ha còn lại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Số diện tích này chiếm tỷ lệ từ 5 - 8% tổng diện tích cây trồng cùng loại của địa phương. Đến nay, địa phương mới triển khai được 4.300 ha cánh đồng lớn đối với cây lúa và 46 ha cho cây mía.
Riêng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày đến nay vẫn chưa hình thành được nơi sản xuất tập trung vì đất canh tác của nông dân phần lớn có quy mô nhỏ lẻ, phân tán.
Do vậy rất khó kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết nông dân và sản phẩm làm ra gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, tình trạng được mùa, mất giá xảy ra liên tục.
Nông dân Đặng Văn Hòa ở xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, cho biết: “Yêu cầu của chúng tôi là muốn công ty cũng như các cấp chính quyền hỗ trợ hoặc đề suất với cấp trên là tới thu hoạch có công ty xuống trực tiếp mua, khỏi qua trung gian bên ngoài”.
Sự liên kết trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ dừng ở liên kết đôi giữa Nhà nước và nhà nông trong việc tạo quỹ đất, mặt bằng, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, còn doanh nghiệp tham gia thì rất hạn chế, có chăng chỉ tham gia vào khâu cung ứng sản phẩm vật tư đầu vào để thu lợi, còn lại khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thì chưa được quan tâm.
Bên cạnh đó, nhận thức từ phía người dân cũng đang là rào cản trong quá trình thực hiện liên kết, có không ít trường hợp khi đầu ra thuận lợi, thương lái tự do trả giá cao hơn thì nông dân sẵn sàng phá hợp đồng khiến doanh nghiệp mất niềm tin, ngần ngại khi muốn đầu tư.
Ông Nguyễn Phú Sĩ, Phó giám đốc Công ty lương thực Trà Vinh - doanh nghiệp đứng đầu về tiêu thụ lúa của tỉnh - bày tỏ mong muốn phối hợp với địa phương, tạo nên vùng lúa chất lượng cao để xây dựng thương hiệu gạo mang tên Trà Vinh
. “Cánh đồng lớn phải nằm trong vùng quy hoạch lâu dài, chúng tôi sẵn sàng xây dựng kho bãi ở đó để cho bà con ký hợp đồng gửi lúa khi cần.
Có như vậy mới đảo bảo không bị mất lúa,” ông Sĩ nói. Theo ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, nhằm nâng cao chất lượng và giải quyết đầu ra cho nông sản địa phương, ngành sẽ tập trung vào khâu liên kết “4 nhà” trong đó khâu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp được các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt chú trọng.
Ông Hiền cho rằng, cần phối hợp với sở, ngành tích cực tuyên truyền, định hướng cho nông dân sản xuất theo quy hoạch và quản lý quy hoạch chặt chẽ; hỗ trợ nông dân sản xuất sản phẩm an toàn, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; xây dựng phương thức sản xuất tập trung, tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
Để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất theo phương thức tập thể, quy mô lớn, tỉnh đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp.
Cụ thể tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí cho doanh nghiệp và 100% kinh phí cho tổ chức đại diện của nông dân tổ chức lớp đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao tiêu. Các tổ chức đại diện của nông dân còn được hỗ trợ một phần chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy móc, mua giống cây trồng và 100% chi phí lưu kho.
Doanh nghiệp được hỗ trợ một phần kinh phí cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong cánh đồng lớn…
Ông Đỗ Văn Khê, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Trà Vinh cho hay, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, UBND tỉnh ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi như: miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp, giảm lãi suất vốn vay của ngân hàng, đồng thời tạo quỹ đất sạch để doanh nghiệp triển khai sản xuất kinh doanh nhanh nhất.
Tỉnh Trà Vinh có ưu đãi rất lớn, mỗi năm bỏ ra 2%-5% ngân sách để hỗ trợ cùng với Trung ương vào lĩnh vực này, ông Khê nhấn mạnh.
Đồng hành với các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh đã tổ chức khảo sát tình hình sản xuất thực tế trên địa bàn để xây dựng kế hoạch kết nối nhằm cung cấp thông tin với các doanh nghiệp đầu mối trong và ngoài tỉnh; phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá các sản phẩm chủ lực của địa phương trên các website của tỉnh.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh vừa thành lập Quỹ phát triển kinh tế hợp tác, với nguồn vốn khoảng 5 tỷ đồng.
Quỹ hoạt động với mục đích hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã trên địa bàn thay đổi máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất để tăng năng suất chất, lượng sản phẩm làm sao tiêu thủ tốt sảm phẩm của bà con nông dân. Sản xuất theo phương thức tập thể, quy mô lớn vẫn còn đó những khó khăn, nhưng kết quả mang lại rất khả quan.
Có thể khẳng định đây là xu thế tất yếu, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất trồng trọt nói chung và cho sản xuất lúa nói riêng, nhằm hướng tới thị trường lớn, ổn định.
Đồng thời sản xuất theo phương thức này còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững của địa phương.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao