Ớt Trị Bệnh Thối Trái Ớt Dùng Thuốc Gì

Trị Bệnh Thối Trái Ớt Dùng Thuốc Gì

Publish date Thursday. February 9th, 2012

Ở nước ta, nông dân trồng nhiều giống ớt, trong đó, phổ biến nhất là giống ớt sừng trâu (trái dài) và giống ớt chỉ thiên (trái nhỏ). Tuy nhiên, giống ớt chỉ thiên ít bị bệnh thối trái (nổ trái) do nấm: Colletotrichum spp, như ớt sừng trâu

Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm từ cây bệnh nhờ nước mưa phát tán khắp nơi. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 - 100 % và nhiệt độ từ 25 - 30 0C. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm.
Muốn phòng trị bệnh thán thư trái ớt một cách hiệu quả phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác là rất quan trọng:- Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt hay cà chua của vụ trước, đem tiêu hủy để tránh làm nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.
- Phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất bắn lên cây.- Chọn giống sạch bệnh, ngâm hạt giống với dung dịch thuốc Carbenzim 50WP (pha 20 - 30 gr thuốc / 10 lít nước) trong 5 phút vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống.
- Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm
- Khi cây ớt bắt đầu ra hoa đậu trái, không được tưới nước phủ từ trên tán cây xuống để tránh lây lan phát tán bào tử nấm. Cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, ngắt bỏ lá chân và những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh "bắc cầu" để lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt.- Sử dụng thuốc hoá học là biện pháp cuối cùng. Nấm bệnh thán thư cũng xâm nhiễm qua vết thương của côn trùng, vì vậy, cần phun thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc Dragon 585 EC hoặc Pyrinex 20 EC) để tránh sự gây hại của sâu ăn tạp.
Phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư có thể áp dụng qui trình sau đây:+ Lần 1 (trước khi cây bắt đầu ra hoa): Sử dụng thuốc tiếp xúc như Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP với liều lượng 25 - 30 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá.
+ Lần 2 (khi cây hình thành trái non) : Cũng sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên.+ Lần 3 (cách lần phun thứ hai 7 ngày): Sử dụng thuốc Bendazol 50WP, liều lượng 10 - 15 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá và trái ớt, đây là thuốc lưu dẫn vào trong cây và hiệu quả cao đối với nấm bệnh thán thư.
+ Lần 4 (cách lần phun thứ ba 7 - 10 ngày) : Phun thuốc Bendazol 50WP pha với Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc.+ Lần 5 (cách lần phun thứ tư 7 - 10 ngày) : Sử dụng thuốc Hạt vàng 250 SC với liều lượng 10 cc - 15 cc / bình 8 lít nước.
+ Những lần phun thuốc sau (nếu cần thiết): Có thể chuyển sang các thuốc có gốc Tebuconazole hoặc Chlorothalonil (Lý do chuyển đổi gốc thuốc là để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc và giữ được hiệu quả của thuốc đối với nấm bệnh).- Lưu ý: Khi phát hiện vết bệnh thán thư trên trái, cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả trái bị nhiễm để tránh lây lan mầm bệnh trong ruộng ớt. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước (tưới rửa) cho cây ớt vào sáng hôm sau và sử dụng thuốc Dipomate 80WP phun ngừa.


Related news

mot-so-benh-hai-tren-cay-ot-va-bien-phap-phong-tru Một Số Bệnh Hại Trên… ky-thuat-trong-ot-big-hot-p22 Kỹ Thuật Trồng Ớt Big…