Tin nông nghiệp Trồng cam mật không hạt VietGAP luôn ổn định đầu ra

Trồng cam mật không hạt VietGAP luôn ổn định đầu ra

Author Lê Hoàng Vũ, publish date Thursday. July 26th, 2018

Ông Phạm Văn Đảo ở ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) có gần 1ha trồng cam mật không hạt cho thu lãi 300 triệu đồng/năm.

Ông Đảo bên vườn cam mật không hạt

Năm 2014, ông được Phòng NN-PTNT Phong Điền trợ giá mua 700 cây giống cam mật không hạt sạch bệnh để trồng thí điểm. Nhờ cần cù chịu khó, áp dụng kiến thức đã học vào quá trình canh tác nên vườn cam của ông phát triển tốt. Sau 3 năm cho trái, thu hoạch được hơn 4 tấn.

Ông Đảo chia sẻ: Cam mật trồng sau 2 - 3 năm sẽ cho trái, nhưng muốn năng suất cao, chất lượng tốt người trồng phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật, nhất là khâu xử lý đất, phân, thuốc sao cho hợp lý. Nếu trồng trên bờ cũ cần cải tạo đất, bón vôi và phân, tốt nhất là phân hữu cơ. Để cây sai trái, người trồng phải chủ động nguồn nước tưới tiêu, chú ý giữ nền đất khô ráo, tuyệt đối không để bị úng.

Ưu điểm của giống cam mật không hạt là trái to, mọng nước, vỏ dễ tách, ruột vàng và có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng nên được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định. Cam không hạt ra hoa nhiều và liên tục, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Nhờ trồng cam mật không hạt mỗi năm ông Đảo thu lãi 300 triệu đồng

Để cam có trái to, bán được giá cao, ông Đảo chăm bón rất kỹ từ lúc cây mới ra hoa, thường xuyên vun gốc bón phân; đồng thời, tỉa những cành kém hiệu quả giúp cây mang lượng trái vừa đủ. Giống cam  mật dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp. Khi canh tác nên trồng xen với các giống cây có múi để tăng khả năng đậu trái.

Cam mật ra trái quanh năm, 1 cây 3 năm tuổi cho từ 40 - 60kg trái, bán với giá từ 20.000 - 40.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Hiện ông Đảo còn cung cấp cây giống cho các tỉnh, thành ở ĐBSCL. Mỗi nhánh cam giống chiết bán giá 30.000 – 35.000 đồng, đọt cam để ghép với giá 700.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi năm thu lãi khoảng 300 triệu đồng từ bán trái và cây giống.

Ông Nguyễn Út Em, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phong Điền cho biết, để giúp các hộ trồng cam mật đạt hiệu quả cao, huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho nông dân, đồng thời chọn mô hình của ông Đảo là địa điểm tham quan học tập SX... 


Related news

trong-bong-sung-khong-lo-lo-von Trồng bông súng không lo… vo-chong-tre-bo-pho-ve-lang-trong-rau-thuy-canh-dau-tien-o-pho-yen Vợ chồng trẻ bỏ phố…