Nuôi bò Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính

Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính

Author K.P. (Theo Sciencedaily), publish date Monday. May 2nd, 2016

Trong một bài báo mới đây được đăng tải trên Journal of Animal Science, các nhà khoa học ước tính phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bò trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của chúng.

Họ thấy rằng, tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi mà người nông dân sử dụng, chăn nuôi bò phát thải một lượng các-bon, từ 10,7 đến 22,6 kg tương đương với lượng khí các-bon đioxyt cho mỗi kg trọng lượng thân thịt nóng.

Theo nghiên cứu, đồng tác giả Frank Mitloehner - phó giáo sư tại Khoa Khoa học động vật tại trường Đại học Davis, đây một nguồn khí gây hiệu ứng nhà kính đáng kinh ngạc.

Nếu bạn nhìn vào những gì góp phần vào lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua chuỗi cung ứng thịt bò, thì đó là giai đoạn bê sữa hiện đang tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất.

Trong giai đoạn bê sữa, bò mẹ sinh ra và nuôi bê con đến thời điểm 6 - 10 tháng tuổi.

Trong thời gian này, bò mẹ ăn vật liệu thô như cỏ khô và cỏ.

Các vi khuẩn sản sinh ra khí mê-tan trong ruột bò phát triển mạnh trên những cây này.

Càng nhiều thức ăn thô trong chế độ ăn của động vật nhai lại thì càng có nhiều khí mê-tan được các vi khuẩn trong đường ruột của động vật nhai lại sản sinh ra.

Ngược lại, trong các trại chăn nuôi, gia súc ăn chủ yếu là ngô và ngũ cốc, các vi khuẩn sản sinh khí mê-tan không thể sử dụng các loại này một cách hiệu quả.

Mê-tan là một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất.

Khí mê-tan có khả năng bẫy nhiệt trong khí quyển lớn hơn so với khí cacbonic.

Ngành sản xuất, chăn nuôi bò đã chú ý hơn tới phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong những năm gần đây.

Trong một bài báo năm 2011 trên tạp chí Journal of Animal Science, nhà nghiên cứu Jude Capper cho biết rằng, ngành sản xuất, chăn nuôi bò hiện đang sử dụng nước và đất ít hơn đáng kể so với 30 năm trước đây.

Ngành này cũng đã giảm lượng khí thải các-bon xuống 16,3%tỷ kg thịt bò được sản xuất ra.

Theo Mitloehner, người chăn nuôi bò có thể làm giảm tác động các-bon bằng cách sử dụng các công nghệ mới như chất kích thích tăng trưởng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng thường lo ngại về phương pháp này, và họ chọn thịt bò hữu cơ hoặc thịt bò có lượng chất kích thích tăng trưởng thấp.


Related news

nghien-cuu-moi-lien-he-giua-tinh-khi-cua-gia-suc-voi-cac-dac-tinh-san-xuat-mien-dich Nghiên cứu mối liên hệ… vai-tro-cua-toyocerin-doi-voi-kha-nang-mien-dich-cua-be Vai trò của Toyocerin đối…