Trồng Đậu Nành Luân Canh Với Lúa Đông Xuân
Publish date Friday. April 20th, 2012
Việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.
Hiện nay ở ĐBSCL, nông dân đã gần hoàn thành thu hoạch vụ lúa đông xuân và đang chuẩn bị sản xuất vụ hè thu. Trong đó, việc trồng một vụ đậu nành thay cho lúa hè thu luân canh sau lúa đông xuân được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có những lợi ích nhất định.
Việc trồng luân canh này giúp tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, cắt đứt nguồn lây lan của dịch bệnh trên lúa, đặc biệt là rầy nâu; gia tăng năng suất cây lúa và cải tạo đất, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại cho cả cây lúa, cây trồng cạn và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh.
Ở ĐBSCL sau vụ lúa đông xuân, có thể áp dụng luân canh đậu nành liền sau đó (vụ xuân hè hay vụ hè thu sớm). Có thể làm đất hoặc không làm đất và thọc lỗ bỏ hạt, sau đó dùng rơm phủ hạt. Áp dụng sạ lan đậu nành trong gốc rạ sau đó bơm nước ngập vài giờ rồi tháo cạn cho hạt nảy mầm và chống xì phèn. Cũng có thể dùng máy sạ hàng thường dùng sạ lúa để sạ đậu nành sau khi điều chỉnh lỗ đảm bảo mật độ hàng 35 – 40cm, cây 10 – 15cm, mỗi lỗ gieo từ 2 - 3 hạt.
Có thể dùng tất cả các dạng phân đơn và hỗn hợp để bón cho ruộng đậu nành. Phân đơn như urê, super lân, phân hỗn hợp như DAP, NPK (16-16-8; 20-20-0; 20-20-15…). Đối với phân đơn (super lân) nên dùng loại bột mịn không bị vón cục.
Do đậu nành là loại cây có nốt sần có khả năng cố định đạm nên lượng đạm cung cấp cho cây thường chỉ bằng hoặc hơn một chút so với bón cho lúa. Công thức bón khuyến cáo chung hiện nay là trong khoảng 60-40-30 (N-P2O5-K2O kg/ha). Tức là khoảng 100kg urê + 130 DAP + 50kg KCl/ha. Nếu dùng các loại hỗn hợp khác cần chú ý tính toán liều lượng N-P-K nguyên chất sao cho không quá thừa, thiếu so với công thức khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả bón cho đậu nành.
Bởi không làm đất nên để tăng hiệu quả phân bón, việc bón phân đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Bón lót cùng lúc với lấp hạt lúc gieo với liều lượng trên 1 ha khoảng 30kg DAP + 50kg KCL + tro trấu hoặc phân hữu cơ hoai trộn đều.
Bón thúc lần 1 khoảng 10 - 12 ngày sau gieo với 30% lượng urê + 50% lượng phân DAP còn lại (50kg). Bón thúc lần 2 khoảng 25 ngày sau gieo với 40% lượng urê + 25% lượng phân DAP còn lại (25kg).
Bón thúc lần 3: Khoảng 45 ngày sau gieo với 30% lượng urê + 25% lượng phân DAP còn lại (25kg).
Cần chú ý bón phân khi đất ẩm để phân dễ hòa tan, bón dưới lớp rơm phủ và gần gốc cây đậu nành, không để phân dính vào thân, lá làm cháy lá. Khi bón xong kết hợp tưới nước để hòa tan phân vào đất cho cây hút tránh lãng phí phân bón.
Related news
Tools
Feed Balancer
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Hydroponics Calculator
Pha dung dịch thủy canh
Feeding Calculator
Định mức cho tôm ăn
NPK Calculator
Phối trộn phân bón NPK
Survival Calculator
Xác định tỷ lệ tôm sống
Fertilizers Converter
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Aeration Calculator
Xác định công suất sục khí
Shrimp Converter
Chuyển đổi đơn vị tôm
Greenhouse Calculator
Tính diện tích nhà kính
Pond Calculator
Tính thể tích ao