Mô hình kinh tế Từ Bán Rẻ-Mua Rẻ Tới Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Từ Bán Rẻ-Mua Rẻ Tới Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Publish date Saturday. May 24th, 2014

Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn xuất khẩu gạo. Cụ thể, 2 đơn vị được chỉ đạo là Bộ Công thương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn gạo xuất khẩu để đề xuất hướng điều hành phù hợp cho thời gian tới.

Các đơn vị này còn phải rà soát, cân đối khả năng xuất khẩu theo từng thị trường, khu vực thị trường để xác định chỉ tiêu xuất khẩu gạo, kiến nghị với Thủ tướng những giải pháp cần thiết khác để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động này.

Hiện nay, việc quy định giá sàn xuất khẩu gạo được áp dụng theo Thông tư số 89/2011. Theo đó, giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo bằng tổng của giá vốn, lợi nhuận dự kiến và các loại thuế phải nộp.

Từ cuối tháng 4 đến nay, giá tối thiểu gạo xuất khẩu loại 25% tấm được VFA công bố là 375 USD một tấn. Mức chênh lệch giá giữa các loại gạo khác, do các thương nhân tính toán và quyết định.

Cũng liên quan đến tình hình xuất khẩu gạo, gần đây, Vinafood 1 và Vinafood 2 Việt Nam trúng 4 gói thầu cung ứng tổng cộng 800.000 tấn cho Philippines nhờ đưa ra mức giá thấp nhất.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị nhận được hợp đồng ủy thác xuất khẩu từ 2 đơn vị trên đã "tháo chạy" do mức giá quá thấp, doanh nghiệp có thể lỗ.

PGS TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại trong cuộc trao đổi với chúng tôi cho biết, với lần bỏ thầu giá thấp này, tất cả thương nhân nước ngoài mua gạo Việt Nam đều lấy giá này làm đối sánh đánh sập toàn bộ giá gạo Việt Nam xuống thấp.

Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng từng chỉ thẳng, các Tổng công ty lương thực nắm hết thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phát triển theo cơ chế độc quyền kép: độc quyền thu mua và xuất khẩu lúa gạo, đồng thời là độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, là rào cản các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường lúa gạo Việt Nam.

"Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có quá nhiều quyền trong việc đề xuất chính sách, song lại hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước, làm việc phân phối xuất khẩu gạo.

Hiệp hội không có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, cũng không quan tâm đến nông dân mà thay vào đó là bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu", nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nói.

Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng giống với nhiều chuyên gia nông nghiệp tâm huyết. GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam nói thẳng, doanh nghiệp thể hiện vai trò con buôn kiếm lời khiến nông dân luôn bị thiệt.

Trong khi trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững” từng cho rằng: “Người ta nói nông nghiệp thì khó làm giàu được. Nhưng chúng ta có thể làm giàu được bằng nông nghiệp”.


Related news

dong-mac-ca-tra-mung-va-lo “Đóng Mác” Cá Tra Mừng… nganh-dieu-doi-pho-voi-canh-tranh-trung-quoc Ngành Điều Đối Phó Với…