Tin thủy sản Từ chất thải cá đến cà phê frappé: quá trình dẫn đến cà phê espresso nuôi trồng thủy sản

Từ chất thải cá đến cà phê frappé: quá trình dẫn đến cà phê espresso nuôi trồng thủy sản

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Wednesday. November 4th, 2020

Nông dân ở Việt Nam hiện đang sử dụng chất thải từ các trang trại chăn nuôi cá của Na Uy để trồng trọt (bao gồm cả hạt cà phê) trong một nền kinh tế tuần hoàn.

Chất thải giàu phốt pho từ hoạt động chăn nuôi cá hồi đang được sử dụng để sản xuất cây trồng (bao gồm cả cà phê) ở Việt Nam. Ảnh: Bioretur

Erko Settefisk (trang trại chăn nuôi cá hồi và cá hồi vân ở thị trấn Stord của Na Uy) đã làm việc với Bioretur để thu gom chất thải từ cá của họ cho nhiều mục đích sử dụng (bao gồm cả phân bón).

“Giải pháp của chúng tôi đưa bùn trở lại hệ thống một cách an toàn và hiệu quả." Steinar Wasmuth - Giám đốc điều hành của Bioretur (người gửi bùn cá đi xử lý tại Stavanger trước khi chúng được gửi về cho Việt Nam) cho biết.

“Sự sắp xếp này là hoàn hảo đối với chúng tôi. Chúng tôi sản xuất nhiều cá chất lượng cao nhưng trang trại cũng tạo ra bùn cá bao gồm thức ăn thừa và phân thải ra từ cá. Nước này phải được lọc sạch. Chúng tôi phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt của chính quyền về cách chúng tôi xử lý bùn cá," Rune Sandvik - tổng giám đốc của Erko Settefisk cho biết.

Lúc họ mở cơ sở vào năm 2015 thì họ đã rất bận tâm đến việc làm cho mọi thứ trở nên phù hợp với khí hậu và môi trường. Thỏa thuận mà công ty có với Bioretur có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm xử lý chất thải đúng cách.

“Chúng tôi vô cùng tự hào về những gì chúng tôi đã đạt được. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Chúng tôi giúp làm cho ngành công nghiệp thậm chí bền vững hơn. Thật tốt khi biết rằng chất thải là một phần của chuyến hành trình mà cuối cùng là một phần của sản phẩm thân thiện với khí hậu. Bằng cách này, chúng tôi đóng góp vào một sự chuyển dịch xanh lâu dài,” Sandvik nói.

Việt Nam cần chất phốt pho

Theo Bioretur, việc tiêu thụ quá nhiều phân bón đã dẫn đến tình trạng đất suy kiệt ở Việt Nam. Ở Na Uy, lượng phốt pho được sản xuất từ chất thải nhiều hơn số lượng mà quốc gia này có thể sử dụng trong nông nghiệp và các hoạt động tái chế vật liệu hữu cơ cũng tương đối ít. Ở Việt Nam, bùn cá giàu phốt pho được dùng làm phân hữu cơ.

“Phân bón được gửi về Việt Nam bở vì họ đang thiếu hụt và có nhu cầu phân bón rất nhiều. Khả năng chi trả thấp, vì vậy giải pháp là xuất khẩu nhiều bùn hơn để đạt tỷ lệ và lợi nhuận dần dần,” giám đốc tiếp thị và truyền thông của Bioretur - Hermund Ramsoy cho biết.

Những người chăn nuôi cá có thể tập hợp lại

“Bioretur chịu trách nhiệm về vấn đề bùn cá của khách hàng ngay từ khi nước đang chuyển sang màu nâu đi vào cơ sở tại chỗ. Chúng tôi chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà máy trước khi nguyên liệu khô được vận chuyển đi. Mặc dù Bioretur cung cấp dịch vụ vận tải đường dài và bền vững nhưng những người chăn nuôi cá không phải trả nhiều hơn mức mà họ sẽ thực hiện được bằng cách lắng bùn ở nơi khác. Chúng tôi cũng lo liệu việc báo cáo với cơ quan chức năng. Do đó, khách hàng có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh trọng tâm của họ là sản xuất ra những con cá ngon,” Wasmuth nói.

Chu trình xử lý bùn

Bùn đi từ Stord đến Stavanger rồi đến Việt Nam trước khi quay trở lại (ví dụ: cà phê).

Torleiv Næss Ugland - Giám đốc điều hành của Host Verdien tại Avfall (nơi xử lý chất thải này) cho biết: “Chúng tôi gửi tất cả bùn cá từ Bioretur về Việt Nam sau khi xử lý ở Stavanger."

“Bùn khô được trộn với các nguyên liệu thô khác (và các viên nén được sản xuất theo nhiều công thức khác nhau) được thiết kế dành riêng cho nông nghiệp nhiệt đới. Phân bón được gửi về Việt Nam nơi mà tại đó nhân viên của chúng tôi đảm bảo chất lượng giao hàng đóng gói lại trong bao 25 kg cho khách hàng của chúng tôi trên khắp đất nước Việt Nam. Chúng tôi có một đội ngũ rất lành nghề tại Việt Nam gồm các nhà nghiên cứu, nhân viên hậu cần và nhân viên bán hàng (những người tiến hành công việc tư vấn đến tận cấp thôn bản). Phân hữu cơ sau đó được sử dụng để sản xuất nhiều loại trái cây nhiệt đới, cà phê, gạo và cao su,” Ugland cho biết thêm.


Related news

ky-thuat-so-hoa-dang-cai-tien-nghien-cuu-nuoi-trong-thuy-san-nhu-the-nao Kỹ thuật số hóa đang… ranh-gioi-moi-danh-cho-cac-trai-chan-nuoi-ca-ban-khep-kin Ranh giới mới dành cho…