Tin thủy sản Tương lai của nuôi trồng thủy sản bền vững với công nghệ và thực tiễn hiện đại

Tương lai của nuôi trồng thủy sản bền vững với công nghệ và thực tiễn hiện đại

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Friday. December 13th, 2019

Nuôi trồng thủy sản là ngành công nghiệp thực phẩm phát triển nhanh nhất của thế giới. Sẽ không gây ngạc nhiên khi nó bị đánh thuế với trách nhiệm nuôi dưỡng dân số toàn cầu đang tăng nhanh. Khi sự tiêu thụ hải sản trên toàn thế giới tăng lên, nuôi trồng thủy sản bền vững phải đẩy mạnh sản xuất để theo kịp nhu cầu. Sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản bền vững là vô cùng cấp bách để giảm bớt áp lực đối với các quần thể thủy sản hoang dã. Tuy nhiên vẫn có những mối lo ngại tìm ẩn liên quan đến môi trường từ việc mở rộng như vậy. May mắn thay, gần đây đã có rất nhiều sự đổi mới và công nghệ được phát triển hướng đến mục đích phục vụ cho sự lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp.

Dưới đây là một vài cách tốt nhất để giảm dấu chân sinh thái từ việc nuôi trồng hải sản và tạo ra sản lượng nuôi trồng thủy sản bền vững.

Di chuyển nuôi trồng thủy sản nội địa.

Chuyển nuôi trồng thủy sản nội địa vào các hệ thống nhà kính là một trong những cách tốt nhất để giảm hoặc loại bỏ các tác động môi trường từ việc chăn nuôi cá. Hệ thống nuôi trồng thủy sản trong nhà kính (RAS) là một công nghệ tạo điều kiện thủy sinh phù hợp cho nuôi trồng thủy sản bằng cách sử dụng bể, máy bơm, thiết bị sục khí và bộ lọc trong nhà. Công nghệ này được thiết kế để đạt được 100% nước tái chế trong hệ thống. RAS là một sự đổi mới cực kỳ thú vị không chỉ vì giảm thiểu tác động môi trường mà còn vì nó tạo cơ hội cho nuôi trồng thủy sản diễn ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả ở khu vực thành thị.

Di chuyển nuôi trồng thủy sản ra ngoài khơi.

Bạn có biết rằng các đại dương chiếm khoảng 70% bề mặt của thế giới nhưng lại đóng góp dưới 2% nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới hay không? Hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững ngoài khơi là phương tiện có ý thức môi trường để sản xuất hải sản. Các hệ thống ngoài khơi này là những chiếc lồng được đặt ngoài biển khơi cách xa bờ biển. Những chiếc lồng được tiếp xúc với nước sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn so với các khu vực ven biển, làm cho chất thải được thải ra từ trang trại được làm loãng hiệu quả hơn. Ngoài ra, ở vùng biển xa bờ, có ít chất dinh dưỡng và ít đa dạng sinh học hơn khi so sánh với vùng nước ven biển có dòng chảy yếu, cho phép phân tán nhanh hơn các chất thải từ cá vào lưới thức ăn biển.

Áp dụng nuôi trồng thủy sản đa nhóm.

Một cách tuyệt vời với chi phí thấp để giảm tích tụ chất dinh dưỡng chỉ đơn giản là sử dụng các bộ lọc để thực hiện các công việc cho bạn. Nuôi trồng thủy sản đa nhóm bao gồm việc nuôi trồng các loài như động vật có vỏ, rong biển và cá chép cùng với các loài được cho ăn như cá hồi hoặc tôm. Và khi các phó phẩm từ các loài được cho ăn đi vào nước, chúng trở thành nguyên liệu đầu vào cho những chiếc máy lọc thức ăn. Điều này làm giảm tích tụ nước thải và cải thiện chất lượng nước, đồng thời cung cấp thêm giá trị kinh tế cho nông dân.

Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo mới.

Mặc dù lợi ích chi phí từ năng lượng tái tạo vẫn còn ít, nhưng sự thân thiện với môi trường và nhận thức của công chúng về các nguồn năng lượng tái tạo có thể dẫn đến sự thay đổi tích cực về hình ảnh cho công nghiệp nuôi trồng thủy sản. Có rất nhiều công nghệ tái tạo năng lượng đi vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như máy bơm nước chạy bằng sức gió và hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục trở nên tinh vi hơn trong những năm tới. Đầu tư vào các công nghệ này sẽ làm giảm chi phí hoạt động dài hạn và tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận bên cạnh việc giảm thiểu tác động môi trường.

Nuôi trồng thủy sản phải đối mặt với một thách thức to lớn phía trước. Nhưng với ngành công nghiệp đang phát triển và tiến triển đồng thời, mục tiêu nuôi sống thế giới một cách bền vững trở thành mục tiêu có thể đạt được.


Related news

brazil-tham-vong-gianh-thi-truong-ro-phi-tai-my Brazil - Tham vọng giành… can-dam-bao-an-toan-su-dung-dien-trong-nuoi-tom Cần đảm bảo an toàn…