Tin thủy sản Ưu việt chiết xuất từ thảo dược

Ưu việt chiết xuất từ thảo dược

Author Hà Linh - Theo Aquafeed, publish date Tuesday. June 16th, 2020

Thảo dược giàu các hợp chất hóa thực vật và biến dưỡng thứ cấp đang trở thành chất thay thế kháng sinh để ngăn chặn dịch bệnh trong NTTS. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra tác dụng chiết xuất từ thảo dược giúp thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch ở cá chẽm châu Âu.

Một nhóm chuyên gia nghiên cứu tại Tây Ban Nha và Chilê đã đánh giá những hiệu quả của chiết xuất lá cây thảo dược (MPLE; 10%, axit ursolic, 3% các hợp chất triterpene khác; 2% verbascoside và <1% polyphenols; Natac Biotech) lấy từ lá cây cỏ đuôi ngựa (Lippa citriodora) và lá cây xô thơm (Salvia officinalis) lên tăng trưởng của tế bào somatic và đáp ứng miễn dịch ở cá chẽm giống (Sparus aurata). Cá được cho ăn 2 khẩu phần công thức isoproteic, isolipidic và isoenergetic. Một trong số những khẩu phần này chứa 0,1% MPLE. Tất cả các khẩu phần được kiểm tra bằng 4 bể lặp lại suốt 92 ngày.

Cuối thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nhóm cá ăn khẩu phần chứa phụ gia MPLE sự tăng trưởng nhanh hơn hẳn nhóm cá ở khẩu phần đối chứng. Tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) ở những con cá được ăn bổ sung 0,1% MLPE cũng vượt trội hơn đáng kể so nhóm cá ăn thức ăn đối chứng. Các giá trị hệ số thức ăn (FCR) ở cá được ăn khẩu phần đối chứng cao hơn nhóm cá được ăn bổ sung MPLE. Khi đánh giá các thông số miễn dịch không đặc hiệu plasma, các chuyên gia không nhận thấy sự biến đổi đáng kể nào ở cấp độ của hoạt tính diệt khuẩn và hoạt tính của các bổ thể, cũng như kháng thể IgM.

Để đánh giá khả năng miễn dịch của tế bào trong cơ thể cá chẽm, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một đánh giá ex vivo qua nuôi cấy sơ cấp tế bào bạch cầu splenocytes (SPPC) từ 2 nhóm dinh dưỡng đã được thực hiện. SPCC được ủ với nội độc tố của vi khuẩn lipopolysaccharide (LPS) trong 24 giờ và biểu hiện của các gen liên quan tới nhiều quá trình miễn dịch được đánh giá (đáp ứng miễn dịch dịch thể, cytokines gây viêm và kháng viêm, các marker của bề mặt tế bào và các enzyme kháng ôxy hóa). Đặc biệt, 4 giờ sau phơi nhiễm, bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng 0,1% MPLE đã cải thiện đáp ứng miễn dịch SPCC trước nội độc tố của vi khuẩn (LPS) bởi sự điều tiết gen tăng theo sự phân bào tham gia vào miễn dịch dịch thể, cytokines gây viêm và kháng viêm, marker bề mặt tế bào leucocyte cd4 và các enzyme kháng stress ôxy hóa.

Các kết quả trên là cơ sở để các nhà nghiên cứu đã đề xuất ngành dinh dưỡng vật nuôi nên cân nhắc sử dụng chiết xuất lá thảo dược từ hai loại thảo dược L.citriodora và S.officinalis làm phụ gia hiệu quả trong trong NTTS. Phụ gia đã góp phần gia tăng miễn dịch sau các biện pháp phơi nhiễm LPS, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng tổng thể của cá và cải thiện các giá trị biến đổi thức ăn.

 


Related news

quan-ly-suc-khoe-thuy-san-mua-lanh Quản lý sức khỏe thủy… ung-dung-ai-danh-gia-chat-luong-ca-ngu-tai-nhat-ban Ứng dụng AI đánh giá…