Tin thủy sản Vi tảo trong sản xuất tôm giống

Vi tảo trong sản xuất tôm giống

Author Hồng Nhi - Thanh Trúc (Skretting Việt Nam), publish date Friday. October 18th, 2019

Nâng cao an toàn sinh học, thúc đẩy hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bố mẹ và tôm giống, ổn định môi trường nuôi, giảm thiểu sử dụng thuốc kháng sinh là những vấn đề đang được chú trọng trong sản xuất tôm giống. Vì vậy, các giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ thức ăn tươi sống đã và đang được tập trung nghiên cứu và phát triển ở nhiều nơi.

Vi tảo là một trong những loại thức ăn tươi sống không thể thiếu ở các trại sản xuất giống. Vi tảo chủ yếu được sử dụng làm thức ăn trực tiếp cho ấu trùng cá, nhuyễn thể và giáp xác vì chúng là thức ăn ưa thích trong tự nhiên của các loài này nhờ kích thước phù hợp và hàm lượng acid béo thiết yếu. Hoặc làm thức ăn gián tiếp khi được sử dụng cho động vật phù du như rotifer, copepod. Bên cạnh đó, vi tảo còn góp phần gây màu nước, ổn định pH và hấp thụ khí độc trong các hệ thống nuôi. Ngoài ra, một số loại tảo còn có vai trò phòng bệnh do tính cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Thành phần dinh dưỡng của tảo             

Thành phần protein, các acid béo không bão hòa (PUFA) và vitamin là các yếu tố để xác định giá trị dinh dưỡng của một loài tảo. Điều kiện nuôi như cường độ ánh sáng, nhiệt độ, môi trường nuôi có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp lipid và sản lượng của vi tảo.  Tại giai đoạn logarit, vi tảo chứa 30 - 40% protein, 10 - 20% lipid và 5 - 15% carbohydrate. Càng về cuối giai đoạn cân bằng, khi hàm lượng nitrate trong môi trường nuôi bị hạn chế thì tỷ lệ carbohydrate có thể tăng gấp đôi lượng protein (Harrison, Thompson & Calderwood 1990; Brown et al., 1993b). 

PUFA (Polyunsaturated fatty acids) như DHA (docosahexaenoic acid), EPA, AA (arachidonic acid) là các acid béo thiết yếu cho sự phát triển của ấu trùng. Hiện có hơn 46 loài tảo có chứa PUFA, tỷ lệ các acid béo thường khác nhau giữa các loài (Volkman et al., 1993; Dunstan et al., 1994). Hầu hết các loài vi tảo có tỷ lệ EPA cao từ 7 - 14%. Giống tảo Prymnesiophytes như Pavlovaspp., Isochrysissp. và Cryptomonad giàu DHA (chứa 0,2 - 11%); Trong khi, giống Eustigmatophytes như loài Nannochloropsis spp. và các loài tảo khuê như Chaetoceros, Thalassiosira, Skeketonema thì giàu AA (0 - 4%). Các acid béo bão hòa thường cao ở cuối giai đoạn logarit và tỷ lệ này có thể được cải thiện trong điều kiện nuôi ánh sáng cao. Hàm lượng vitamin giữa các loài tảo có thể khác nhau. Nồng độ của các vitamin thường chênh lệch từ 2 - 4 lần, Ascorbic acid dao động từ 1 - 16 mg/g khối lượng khô và vitamin D < 0,45 g/g khối lượng khô (Seguineau et al., 1996; Brown et al., 1999). Một số chất chiết xuất từ tảo như carotenoid astaxanthin tăng màu hồng cho thịt cá hồi và tôm (Lorenz RT et all, 2000) và nguồn astaxanthin tự nhiên là từ tảo lục nước ngọt Haematococcus pluvialis. Các acid amin của vi tảo tương đối giống nhau giữa các loài và không bị tác động bởi giai đoạn phát triển của tảo hay cường độ ánh sáng. 

Duy trì được nguồn tảo giống tốt và đảm bảo chất lượng tảo sử dụng cho ăn trong các trại sản xuất giống vẫn đang còn là một thách thức. Tảo không tốt, tế bào dị hình sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho ấu trùng. Tảo bị nhiễm khuẩn, có chứa độc tố hay được sử dụng ở giai đoạn cân bằng dẫn tới việc tảo tàn, mất cân bằng các yếu tố môi trường và lây nhiễm mầm bệnh cho ấu trùng tôm.

Thức ăn Vitalis 2.5 và PL

Trong các trại sản xuất tôm giống, an toàn sinh học và giảm thiểu các rủi ro dịch bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Các loại thức ăn tươi sống như vi tảo, ấu trùng Artemia, rotifer, hàu, mực, rươi... là các tác nhân mang mầm bệnh vào các trại. Do đó, sử dụng các loại thức ăn tối ưu, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo an toàn sinh học là vấn đề cần thiết. Chính vì điều đó, Skretting đã tạo ra các sản phẩm tiên tiến gồm Vitalis 2.5 (thức ăn cho tôm bố mẹ) và PL (thức ăn cho ấu trùng và giai đoạn ương). Nguồn nguyên liệu được sử dụng chủ yếu từ bột cá, lecithin, dầu cá, gluten lúa mì, vitamin, khoáng chất, gluten bột mì... Hơn nữa, do các giá trị của tảo (như đã đề cập ở trên) và để giảm thiểu nhu cầu sử dụng bột cá, Skretting còn sử dụng tảo làm nguyên liệu chế biến thức ăn, chính vì vậy màu sắc của các hạt/viên thức ăn có màu xanh của tảo.

Vitalis 2.5 chứa 59% protein, 11% lipid và các dưỡng chất khác. Sử dụng Vitalis kích thích tính bắt mồi, giúp đàn tôm giống đồng nhất về chất lượng trong tất cả các lần sinh sản vì vậy việc quản lý tôm bố mẹ được đơn giản hóa. Tại Indonesia, khi sử dụng thức ăn tươi sống (10% mực, 20% rươi) kèm với 2% Vitalis có tỷ lệ giao vĩ và số lượng ấu trùng cao hơn nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng thức ăn tươi sống. Người nuôi cũng cho biết, khi cho ăn với Vitalis 2.5 số lượng ấu trùng sản xuất được ổn định hơn, đặc biệt vào những lúc nguồn cung cấp thức ăn tươi sống bị thiếu hụt.

Thức ăn PL có 60% protein và 14% lipid và hàm lượng này được duy trì cho tất cả giai đoạn ấu trùng. Sản phẩm được đánh giá cao sau khi sử dụng do tôm post có sức đề kháng tốt hơn, tỷ lệ cơ thịt cao và màu sắc tôm bóng hơn so với cho ăn bằng các loại thức ăn khác; đặc biệt, tỷ lệ sống được cải thiện 17% và tổng lượng thức ăn sử dụng giảm đáng kể. Cả hai loại thức ăn Vitalis 2.5 và PL đều được sản xuất bằng phương pháp ép đùn lạnh, nên các dưỡng chất không bị biến tính trong quá trình sản xuất. Kết cấu viên thức ăn mềm mại nhưng lại rất bền trong nước, giúp hạn chế ô nhiễm nước bể nuôi.

Trong bối cảnh yêu cầu của thị trường về chất lượng tôm giống ngày càng cao, Skretting luôn sẵn sàng đồng hành cùng các trại sản xuất giống tạo ra nguồn tôm giống chất lượng cao với hệ thống nuôi an toàn - bền vững. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các giải pháp dinh dưỡng này của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ ông Nguyễn Chí Tâm qua số điện thoại 0912856439 để được tư vấn chi tiết hơn.


Related news

xuat-hien-mot-so-loai-tao-gay-hai-tom-ca Xuất hiện một số loài… nong-dan-nuoi-ca-hoi-tu-biet-dau-tuong-brazil-tai-na-uy Nông dân nuôi cá hồi…