Vốn về bản mang theo vườn cà phê, ao cá...
Không lo thiếu vốn
Một số chương trình tín dụng chính sách có tác động giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn tỉnh Điện Biên như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn... Thời gian gần đây, không chỉ dư nợ các chương trình tín dụng nói trên tăng lên mà mức cho vay tối đa đối với 1 hộ cũng tăng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Nguồn vốn đã giúp nhiều hộ vượt khó, vươn lên làm ăn khá giả.
Năm 2011, bà Lê Thị Lý ở bản Cang, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng được vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo để đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng cà phê. Hiện nay, gia đình bà Lý đã có 2,5ha cà phê cho trái. Bình quân mỗi vụ cà phê, gia đình bà Lý thu được 8 tấn hạt thành phẩm, trừ chi phí còn lãi hơn 150 triệu đồng. “Lúc còn hộ nghèo, được vay vốn ưu đãi gia đình mới gây dựng, mở rộng được diện tích cà phê hàng hóa, để giờ đem lại món tiền to cho gia đình…” - bà Lý thổ lộ.
“Để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, bên cạnh tăng các nguồn vốn ưu đãi cho nông dân vay, tỉnh và T.Ư cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp miền núi, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi...”.
Ông Bùi Văn Luyện
Dẫn chúng tôi đi thăm 1 vòng quanh khu ao thả cá, nuôi vịt đẻ, anh Vì Văn Biến (bản Noong Pết, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên) cho hay, ao cá gần 0,5ha và đàn vịt đẻ hơn 600 con cũng như nhiều tài sản có giá trong gia đình anh hiện nay đều nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH.
Ông Lường Văn Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Búng Lao, huyện Mường Ảng cho hay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn hiện đạt tới hơn 27 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ lệ cao là cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. “Nếu không có nguồn vốn ưu đãi, làm sao xã có hơn 140ha cà phê và hơn 2.000 con trâu, bò như hiện nay…” - ông Lường Văn Hoan nói.
Làm giàu còn gian nan
Tuy là tỉnh miền núi, vùng cao có tới 5/10 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng nhiều địa phương của tỉnh Điện Biên vẫn có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa, trong đó có hướng đầu tư phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Điển hình là huyện Mường Ảng hiện có 3.400ha cà phê, 600ha mắc ca. Sản lượng cà phê niên vụ 2015 của toàn huyện đạt 5.700 tấn. Trồng cà phê, mắc ca, chăn nuôi trâu, bò đang là mô hình mang lại những món tiền lớn cho không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Luyện - Phó Chủ tịch UBND huyện, sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện chưa bền vững do phụ thuộc nhiều yếu tố. “Để mở rộng diện tích cà phê, nông dân phải có vốn. Thêm vào đó, do chưa hình thành chuỗi sản xuất khép kín theo kiểu liên kết nên giá cà phê ở Điện Biên phần lớn do thương lái quyết định...”-ông Luyện cho hay.
Đối với chăn nuôi, ông Lường Văn Bóng-Chủ tịch UBND xã Búng Lao thổ lộ: “Phát triển đàn trâu, bò cũng có rủi ro. Chẳng hạn, đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2016 nhiều nơi trâu, bò chết nhiều lắm. Nhưng xã Búng Lao 3 năm nay, làm rất mạnh khâu tuyên truyền, vận động sát sao đến từng hộ chăn nuôi nên đợt rét đầu năm chỉ có hơn 10 con trâu già, ghé non bị chết”.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao