Mô hình kinh tế Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm

Xây dựng nông thôn mới cần giữ vững tiêu chí mềm

Publish date Sunday. November 15th, 2015

“Mềm” nhưng khó... giữ

Một số tiêu chí được xem là “mềm” như thu nhập, môi trường, an ninh, trật tự xã hội, tỷ lệ hộ nghèo...

Những tiêu chí này sẽ khá mong manh, nếu như thiếu sự hợp sức giữa người dân và chính quyền địa phương.

Trăn trở về điều này, ông Phan Thanh Trinh- Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh (Nghĩa Hành) cho hay: “Chúng tôi vừa mới được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Đó là niềm vinh dự lớn của người dân lẫn chính quyền xã.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, cũng như tăng tính bền vững cho các tiêu chí “mềm” vẫn còn gặp rất nhiều thách thức.

Ví dụ như tiêu chí về môi trường, hay an ninh trật tự xã hội...

để giữ được, thì ngoài sự nỗ lực của chính quyền, người dân đóng một vai trò rất lớn.

Vì họ chính là chủ thể để giữ vững những tiêu chí này. Chúng tôi lấy ví dụ, nếu như một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác, xả thải...

gây ô nhiễm trong cộng đồng dân cư thì tiêu chí này sẽ bị “lung lay”.

Vì vậy, để giữ vững được các tiêu chí trên, chúng tôi luôn quán triệt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng xây và cùng nhau giữ", với mục đích cuối cùng là đưa cuộc sống của người dân và quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn”.

Cũng chia sẻ về vấn đề trên, ông Trương Văn Lệ- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) bộc bạch, tiêu chí “mềm” như môi trường, an ninh trật tự xã hội...

là những tiêu chí dễ thực hiện nhưng khó giữ.

Dễ ở chỗ, Nhà nước và nhân dân không phải đầu tư quá nhiều tiền để xây dựng.

Nhưng phải mất nhiều thời gian để đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động sao cho hiệu quả cho cả một cộng đồng dân cư thì thực sự là bài toán khá “hóc búa”.

Làm gì để... giữ chuẩn?

Được công nhận là xã đạt chuẩn NTM, điều dễ nhận thấy là bức tranh nông thôn ngày càng khởi sắc, cuộc sống của người dân ngày càng văn minh hơn.

Nhưng làm gì để duy trì, nâng cao chất lượng cho các tiêu chí “mềm”, thì các xã đạt chuẩn NTM được xem là những xã đi đầu.

Ông Trương Văn Lệ- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm chia sẻ: “Để giữ vững các tiêu chí “mềm”, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ phải gương mẫu đi đầu, nói đúng và làm đúng.

Có như vậy thì người dân mới tin và làm theo. Đơn cử như việc giải quyết đơn thư khiếu nại cho người dân ở xã chúng tôi, luôn được đội ngũ cán bộ quan tâm, sâu sát, cố gắng giải quyết ở các điểm nóng ngay từ lúc phát sinh.

Có như vậy mới tạo được sự tin cậy trong quần chúng nhân dân.

Điều này là nền tảng để mình giữ vững tiêu chí đạt được". Còn tại xã Hành Minh, một xã thuần nông với 75% người dân làm nông nghiệp, việc đạt được tiêu chí về thu nhập có thể nói là “quả ngọt” dành cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của người dân và chính quyền nơi đây.

Chia sẻ về kinh nghiệm đạt được tiêu chí này, ông Phan Thanh Trinh- Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh nhấn mạnh, đó là một trong những tiêu chí “nặng ký” mà xã cũng chỉ vừa mới đạt được.

Khó khăn lớn nhất là địa bàn xã phải chịu ảnh hưởng nặng từ thiên tai bão lũ.

Các loại cây trồng chủ lực như mía giờ rớt giá, chi phí đầu tư lại tăng cao, nên người dân không còn mặn mà.

Song, đến năm 2015 với nhiều mô hình sản xuất mới, phát huy hiệu quả, nên thu nhập bình quân của người dân trong xã là trên 23 triệu đồng/người/năm.

Đó là “cú huých” đáng kể để người dân vươn lên làm giàu bền vững”.


Related news

huong-phat-trien-moi-cho-cay-che-minh-long Hướng phát triển mới cho… chat-cam-trong-chan-nuoi-khong-the-dung-tung Chất cấm trong chăn nuôi…