Mô hình kinh tế Xây Dựng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Xây Dựng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Publish date Tuesday. June 4th, 2013

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Đến nay, huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng 2 vùng nuôi thủy sản tập trung là vùng nuôi thủy sản Đông Nam Điền và vùng nuôi thủy sản Cồn Xanh. Vùng nuôi thủy sản Đông Nam Điền đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất của vùng nuôi tập trung, tạo thuận lợi cho các hộ nuôi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế thuỷ sản.

Năm 2012, tổng diện tích nuôi thủy sản của vùng đạt 457,9ha, trong đó diện tích nuôi của hộ dân là 272,3ha với 324 hộ tham gia; diện tích nuôi của các đơn vị, doanh nghiệp là 185,6ha của 7 đơn vị là Cty TNHH Viễn Đông 105ha, Cty TNHH MTV Công trình đô thị Nam Định 12,2ha, Cty TNHH Đại Việt 10ha, Cty TNHH Tất Thắng 16,3ha, BĐBP tỉnh 22ha, Trạm Nghiên cứu xử lý môi trường 12,8ha, Trung tâm Giống thuỷ sản huyện 7,4ha. Các hộ dân chủ yếu nuôi theo hai hình thức thâm canh và bán thâm canh, trong đó số hộ nuôi bán thâm canh là 193 hộ (chiếm 59,5%); số hộ nuôi thâm canh là 58 hộ (chiếm 17,9%).

Các doanh nghiệp hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Hiện, Trung tâm Giống thủy sản huyện đang tích cực cho sinh sản một số đối tượng cá và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: tu hài, ngao, vạng... để cung ứng cho các hộ nuôi trong vùng. Những năm qua, các hộ nuôi đã tích cực đầu tư cải tạo ao nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng con nuôi. Đặc biệt các hộ đã tích cực chuyển đổi, mở rộng diện tích nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, từ 132ha năm 2011 lên 260,5ha năm 2012, chiếm 56,8% tổng diện tích nuôi; trong đó diện tích nuôi cá bống bớp đạt 75,5ha; diện tích nuôi cá song, cá vược đạt 185ha.

Phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm và cua biển kết hợp với cá trên diện tích 181,9ha; diện tích nuôi thâm canh cua biển đạt 15,5ha. Việc chuyển đổi đối tượng nuôi giúp các cơ sở và hộ nuôi ngày càng đi vào sản xuất ổn định. Năm 2012, sản lượng nuôi tôm chân trắng thâm canh của Trung tâm Giống thủy sản huyện và Cty TNHH Viễn Đông đạt 35 tấn; sản lượng cá bống bớp cả 2 vụ đạt trên 420 tấn; sản lượng cá song đạt trên 370 tấn. Ông Nguyễn Văn Thiện, một chủ hộ nuôi ở vùng Đông Nam Điền cho biết: Cá bống bớp là con nuôi đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Năm 2012, ông Thiện đầu tư nuôi 3,5ha cá bống bớp; qua 2 vụ, gia đình ông thu hoạch được hơn 12 tấn cá, doanh thu đạt 2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 700 triệu đồng. Hộ các ông: Trần Văn Cách, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Đình cũng có lãi 300 triệu đồng/ha từ nuôi cá bống bớp. Mô hình nuôi cá song ở hộ các ông: Nguyễn Văn Thập, Trần Ngọc Tiến cho thu lãi 200-300 triệu đồng/ha; nuôi cá vược có các ông Trần Văn Lũy, Vũ Văn Thi…

Vùng nuôi thủy sản Cồn Xanh là vùng nuôi tập trung được xây dựng khá đồng bộ, từ hệ thống thủy lợi, giao thông đến các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất, được giao cho 4 xã quản lý gồm: Nghĩa Hải, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thành và Nam Điền. Năm 2012 là năm thứ 2 vùng nuôi được đưa vào khai thác với tổng diện tích 820ha, trong đó diện tích nuôi thả là 525ha với 292 hộ nuôi. Là vùng nuôi mới đưa vào khai thác sử dụng nên chất đất chưa ổn định, vẫn còn tồn lưu mầm bệnh. Trong vụ nuôi năm 2012, Phòng NN và PTNT huyện đã xây dựng kế hoạch cải tạo ao đầm cụ thể cho các hộ ở vùng nuôi, đồng thời định hướng cơ cấu và đối tượng nuôi, phương thức nuôi cụ thể, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và cua biển để phù hợp với môi trường vùng bãi bồi.

Phòng NN và PTNT cũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở NN và PTNT) mở các lớp tập huấn kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi thả cho các hộ nuôi. Ngoài ra, trong vùng có 5 hộ đã chuyển sang nuôi cá bống bớp, 8 hộ chuyển sang nuôi cá song và 5 hộ chuyên ương con giống. Vụ nuôi năm 2012, có 250 hộ nuôi tôm, cua kết hợp trên diện tích 446ha, chiếm 85% diện tích cả vùng. Diện tích còn lại 79ha được 42 hộ đầu tư nuôi cá bống bớp, cá song ghép với tôm sú. Kết quả nhiều hộ nuôi ở Cồn Xanh có lãi từ 200 - 600 triệu đồng; tiêu biểu như hộ các ông: Lê Văn Tuẩn, Trần Văn Dũng, Nguyễn Văn Thoan…

Trong những năm tới, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục xây dựng các mô hình khảo nghiệm để xác định hình thức và đối tượng nuôi cụ thể phù hợp với từng vùng; định hướng cho các hộ mở rộng diện tích nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá bống bớp, cá song, cua biển... Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở NN và PTNT tăng cường kiểm tra chất lượng con giống, quản lý chặt chẽ nguồn thức ăn chế phẩm, thuốc thú y thuỷ sản, mở rộng mô hình nuôi sạch phát triển bền vững.

Từ nay đến năm 2015, huyện tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ khuyến ngư cơ sở, tổ chức vùng nuôi theo nhóm hộ để phát huy tính cộng đồng, quyết tâm phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Đến nay, huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng 2 vùng nuôi thủy sản tập trung là vùng nuôi thủy sản Đông Nam Điền và vùng nuôi thủy sản Cồn Xanh. Vùng nuôi thủy sản Đông Nam Điền đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất của vùng nuôi tập trung, tạo thuận lợi cho các hộ nuôi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế thuỷ sản.

Năm 2012, tổng diện tích nuôi thủy sản của vùng đạt 457,9ha, trong đó diện tích nuôi của hộ dân là 272,3ha với 324 hộ tham gia; diện tích nuôi của các đơn vị, doanh nghiệp là 185,6ha của 7 đơn vị là Cty TNHH Viễn Đông 105ha, Cty TNHH MTV Công trình đô thị Nam Định 12,2ha, Cty TNHH Đại Việt 10ha, Cty TNHH Tất Thắng 16,3ha, BĐBP tỉnh 22ha, Trạm Nghiên cứu xử lý môi trường 12,8ha, Trung tâm Giống thuỷ sản huyện 7,4ha.

Các hộ dân chủ yếu nuôi theo hai hình thức thâm canh và bán thâm canh, trong đó số hộ nuôi bán thâm canh là 193 hộ (chiếm 59,5%); số hộ nuôi thâm canh là 58 hộ (chiếm 17,9%). Các doanh nghiệp hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Hiện, Trung tâm Giống thủy sản huyện đang tích cực cho sinh sản một số đối tượng cá và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: tu hài, ngao, vạng... để cung ứng cho các hộ nuôi trong vùng. Những năm qua, các hộ nuôi đã tích cực đầu tư cải tạo ao nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng con nuôi.

Đặc biệt các hộ đã tích cực chuyển đổi, mở rộng diện tích nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, từ 132ha năm 2011 lên 260,5ha năm 2012, chiếm 56,8% tổng diện tích nuôi; trong đó diện tích nuôi cá bống bớp đạt 75,5ha; diện tích nuôi cá song, cá vược đạt 185ha. Phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm và cua biển kết hợp với cá trên diện tích 181,9ha; diện tích nuôi thâm canh cua biển đạt 15,5ha.

Việc chuyển đổi đối tượng nuôi giúp các cơ sở và hộ nuôi ngày càng đi vào sản xuất ổn định. Năm 2012, sản lượng nuôi tôm chân trắng thâm canh của Trung tâm Giống thủy sản huyện và Cty TNHH Viễn Đông đạt 35 tấn; sản lượng cá bống bớp cả 2 vụ đạt trên 420 tấn; sản lượng cá song đạt trên 370 tấn. Ông Nguyễn Văn Thiện, một chủ hộ nuôi ở vùng Đông Nam Điền cho biết: Cá bống bớp là con nuôi đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Năm 2012, ông Thiện đầu tư nuôi 3,5ha cá bống bớp; qua 2 vụ, gia đình ông thu hoạch được hơn 12 tấn cá, doanh thu đạt 2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 700 triệu đồng. Hộ các ông: Trần Văn Cách, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Đình cũng có lãi 300 triệu đồng/ha từ nuôi cá bống bớp. Mô hình nuôi cá song ở hộ các ông: Nguyễn Văn Thập, Trần Ngọc Tiến cho thu lãi 200-300 triệu đồng/ha; nuôi cá vược có các ông Trần Văn Lũy, Vũ Văn Thi…

Vùng nuôi thủy sản Cồn Xanh là vùng nuôi tập trung được xây dựng khá đồng bộ, từ hệ thống thủy lợi, giao thông đến các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất, được giao cho 4 xã quản lý gồm: Nghĩa Hải, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thành và Nam Điền. Năm 2012 là năm thứ 2 vùng nuôi được đưa vào khai thác với tổng diện tích 820ha, trong đó diện tích nuôi thả là 525ha với 292 hộ nuôi. Là vùng nuôi mới đưa vào khai thác sử dụng nên chất đất chưa ổn định, vẫn còn tồn lưu mầm bệnh. Trong vụ nuôi năm 2012, Phòng NN và PTNT huyện đã xây dựng kế hoạch cải tạo ao đầm cụ thể cho các hộ ở vùng nuôi, đồng thời định hướng cơ cấu và đối tượng nuôi, phương thức nuôi cụ thể, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và cua biển để phù hợp với môi trường vùng bãi bồi.

Phòng NN và PTNT cũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở NN và PTNT) mở các lớp tập huấn kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi thả cho các hộ nuôi. Ngoài ra, trong vùng có 5 hộ đã chuyển sang nuôi cá bống bớp, 8 hộ chuyển sang nuôi cá song và 5 hộ chuyên ương con giống. Vụ nuôi năm 2012, có 250 hộ nuôi tôm, cua kết hợp trên diện tích 446ha, chiếm 85% diện tích cả vùng. Diện tích còn lại 79ha được 42 hộ đầu tư nuôi cá bống bớp, cá song ghép với tôm sú. Kết quả nhiều hộ nuôi ở Cồn Xanh có lãi từ 200 - 600 triệu đồng; tiêu biểu như hộ các ông: Lê Văn Tuẩn, Trần Văn Dũng, Nguyễn Văn Thoan…

Trong những năm tới, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục xây dựng các mô hình khảo nghiệm để xác định hình thức và đối tượng nuôi cụ thể phù hợp với từng vùng; định hướng cho các hộ mở rộng diện tích nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá bống bớp, cá song, cua biển... Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở NN và PTNT tăng cường kiểm tra chất lượng con giống, quản lý chặt chẽ nguồn thức ăn chế phẩm, thuốc thú y thuỷ sản, mở rộng mô hình nuôi sạch phát triển bền vững. Từ nay đến năm 2015, huyện tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ khuyến ngư cơ sở, tổ chức vùng nuôi theo nhóm hộ để phát huy tính cộng đồng, quyết tâm phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.


Related news

trien-vong-nuoi-tom-quang-canh-cai-tien Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng… dan-ga-vang-cua-anh-duc Đàn Gà “Vàng” Của Anh…