Xuất khẩu khởi sắc, giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá tôm nguyên liệu trong tháng 8/2017 có chiều hướng tăng, nhất là mặt hàng tôm sú.
Chiên tôm tempura trong nhà máy Seavina. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Nguyên nhân giá tôm nguyên liệu tăng vào thời điểm này là do thị trường xuất khẩu đang khởi sắc trở lại với nhu cầu tăng mạnh từ các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng trong khi nguồn tôm nguyên liệu thiếu.
Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 30 và 40 con/kg tăng trung bình 20.000 đồng/kg so với tháng trước lên lần lượt các mức 215.000 đồng/kg và 171.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ cũng tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, dao động ở mức 100.000 - 130.000 đồng/kg tùy loại.
Trong tháng 8/2017 mưa nhiều, nhiệt độ môi trường ao nuôi biến động lớn, độ mặn trong các ao tôm giảm. Nhiều thời điểm thời tiết biến động đột ngột từ nắng sang mưa và ngược lại khiến tôm giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Tuy nhiên, các địa phương đã tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi; quan trắc cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi. Nhờ đó, tôm nước lợ vẫn phát triển ổn định. Diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước 8 tháng ước đạt hơn 679.000 ha, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thu hoạch đạt hơn 363.000 tấn tăng 21,4%.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời tiết năm nay thuận lợi hơn rất nhiều so với năm trước nên nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng khá. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 8 tháng ước đạt 63.600 ha, tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước đạt 165.800 tấn, tăng 33,9%. Diện tích tôm sú ước đạt 580.900 ha, tăng 3,6%, sản lượng thu hoạch ước đạt 150.100 tấn, tăng 8,1%.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao