Tin thủy sản Xuất khẩu thủy sản khởi sắc

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc

Author Khanh Lê, publish date Thursday. February 29th, 2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) nhận định, với tín hiệu lạc quan ở các tháng đầu năm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp, ngành thủy sản sẽ đón nhận những khởi sắc rõ nét trong năm nay, kỳ vọng xuất khẩu đạt kim ngạch 9,5 – 10 tỷ USD.

Nhiều thị trường bật tăng

Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản tháng 1/2024 đạt gần 750 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Về thị trường, tăng đột phá nhất là Trung Quốc gấp hơn 3 lần. Tháng 1/2024, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Nhật Bản. Riêng mặt hàng tôm và cá tra, Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong tháng này, khi mà xuất khẩu sang thị trường này tăng gấp gần 4 lần so với tháng 1/2023. Tháng 1 năm nay cũng là thời điểm các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua hàng phục vụ cho Tết Nguyên đán.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Ngoài thị trường Trung Quốc, thủy sản xuất khẩu sang nhiều thị trường khác cũng tăng trưởng đột phá, như: thị trường Mỹ tăng 63%, thị trường Nhật Bản tăng 43%, thị trường châu Âu (EU) tăng 34%…

Ghi nhận từ Công ty cổ phẩn Thủy sản sạch Việt Nam, đơn hàng tháng đầu năm tăng hơn 50% so với cùng kỳ. Tồn kho ở các thị trường trọng điểm đã giải tỏa hết, khách hàng từ Mỹ, châu Âu tăng đặt số lượng đơn hàng dồi dào ngay những ngày đầu năm.

Theo dự báo của VASEP, năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng 10 – 15% so với năm 2023, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm, giá tôm tăng trở lại. Trong khi ngành cá tra đặt mục tiêu phấn đấu có diện tích thả nuôi đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trị giá xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, những căng thẳng trên Biển Đỏ đang gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận tải hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng thủy sản nói riêng khi cước vận chuyển tăng cao. Giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng.

Vẫn đối diện nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, căng thẳng Biển Đỏ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng DN xuất khẩu do chi phí vận chuyển tăng mạnh. Trong vòng 1 tháng qua, tổng cước phí phải trả cho 1 container hàng vận chuyển đi Bờ Tây đã tăng 70%. Hàng đông lạnh xuất khẩu đi châu Âu đã tăng gần 4 lần. Căng thẳng ở Biển Đỏ cũng khiến thời gian vận chuyển từ châu Á đến châu Âu kéo dài tới 14 ngày, khiến DN xuất khẩu khó chồng khó.

Nhìn vào bức tranh chung của thị trường và của ngành thủy sản năm 2024, đa số các DN thừa nhận còn nhiều thách thức làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu. Một số DN tôm cho biết đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện vì sức mua của thị trường vẫn yếu.

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP cho biết, trong giai đoạn từ 2015 đến 2023, sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng đáng kể. Trong đó, riêng mặt hàng tôm tăng 37%. Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc vẫn đang vướng phải vấn đề hạn ngạch nhập khẩu. Các DN chịu chi phí không nhỏ để có được hạn ngạch. VASEP đã có kiến nghị gửi Chính phủ và Bộ Công thương, mong được quan tâm và chỉ đạo việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.

“Trên chặng đường vượt khó trong năm 2024, mặt hàng tôm cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách lựa chọn giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động chế biến để nâng giá trị gia tăng. Sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng hiện chiếm 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Trình độ chế biến chung của các DN xuất khẩu tôm cũng đang ở mức cao trên thế giới. Đây là những lợi thế cạnh tranh lớn các sản phẩm tôm Việt” – bà Thu nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản trong năm 2024 cần tiếp tục tăng thị phần bằng cách tăng cường các hoạt động về quảng bá cũng như các vấn đề về chất lượng an toàn thực phẩm. Các DN trong ngành cũng cho rằng, những động thái tích cực hỗ trợ DN của Chính phủ Việt Nam như chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và các địa phương… để gỡ “thẻ vàng” IUU… sẽ tạo đà cho sự phục hồi của ngành thủy sản trong quý II, quý III/2024.

“Xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự đoán các DN thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 tỷ USD – 10 tỷ USD năm 2024” – VASEP dự báo.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Related news

ra-tet-tom-thuong-pham-o-nghe-an-khan-hang-gia-tang-cao Ra Tết, tôm thương phẩm… nong-dan-can-giuoc-tap-trung-tha-nuoi-vu-tom-nam-2024 Nông dân Cần Giuộc tập…