Tin thủy sản Xuất khẩu tôm, cá tra đang có tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu tôm, cá tra đang có tín hiệu hồi phục

Author Thiên Kỳ, publish date Thursday. December 21st, 2023

Trải qua thời gian dài tăng trưởng chậm cả về sản lượng lẫn giá trị hiện nay hai mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam là con tôm và cá tra đều đang có tín hiệu phục hồi tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.

Mỹ, Nhật tăng nhu cầu nhập khẩu tôm

Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 10/2023, Mỹ nhập khẩu 76.369 tấn tôm, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu bốn tháng nhập khẩu tôm tăng trưởng liên tiếp sau 13 tháng giảm.

Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, ngành tôm chiếm tỷ trọng khá lớn 38%. Vì thế sự tăng giảm của mặt hàng này ảnh hưởng lớn tới bức tranh chung của ngành thủy sản.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Báo cáo ngành tôm của Chứng khoán Vietcombank (VCBC) chỉ rõ, các dịp lễ Tết vào thời điểm cuối năm sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu của các nước phương Tây. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu còn dư thừa nhiều nên ngành thủy sản nhìn chung sẽ có những hồi phục rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024.

Bà Kim Thu, chuyên gia tôm của VASEP cho biết hiện 4 nước cung ứng tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ lần lượt là Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam.

“Tháng 10/2023, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm thứ tư của Mỹ, với 6.755 tấn thông quan, trị giá 71,3 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước”, bà Thu thông tin.

Còn trong báo cáo ngành thủy sản mới công bố, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật Bản có thể hồi phục sớm hơn EU về giá trị khi giá bán tăng trở lại. Hai “ông lớn” là Thực phẩm Sao Ta và Minh Phú kỳ vọng cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục ở các thị trường này.

Với Nhật Bản, hiện nước này có giá bán tôm bình quân cao hơn các thị trường xuất khẩu tôm khác của Việt Nam. Thị trường này cũng có mức độ cạnh tranh hạn chế và rào cản gia nhập cao do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu, đây cũng là thế mạnh của ngành tôm Việt Nam nói chung, Thực phẩm Sao Ta nói riêng.

VDSC đánh giá sản lượng xuất khẩu trong quý IV của Thực phẩm Sao Ta dự kiến tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ hoạt động tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản khởi sắc. Trong tháng 10/2023, sản xuất tôm thành phẩm và nông sản thành phẩm của Thực phẩm Sao Ta lần lượt đạt 2.569 tấn và 133 tấn, tương ứng lần lượt tăng 44% và 35% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ tôm trong tháng 10/2023 của doanh nghiệp này đã tăng 11% so với cùng kỳ.

VDSC ước tính biên lợi nhuận trong quý IV của Thực phẩm Sao Ta sẽ được cải thiện mạnh lên mức 13,9% qua đó, nâng biên lợi nhuận cả năm 2023 lên mức 10,3%.

Chia sẻ với truyền thông hồi tháng 10 ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta cho biết đơn hàng đã tăng cao trở lại và dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong ít nhất 2 tháng cuối năm nhờ mùa lễ Tết. Vì thế, hiện doanh nghiệp này đang tập trung trả các đơn hàng cao cấp (tôm hấp chín, tôm bao bột, tôm chiên…) cho các hợp đồng giao quý IV.

Xuất khẩu cá tra phục hồi từ quý IV

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường AgroMonitor, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong quý III ước đạt 482 triệu USD, giảm 12% so với quý 3/2022 nhưng tăng 6% so với quý II.

Đáng chú ý tại các thị trường trọng điểm ghi nhận mức tăng tới 19% tại thị trường Trung Quốc và châu Âu. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý III/2023.

Còn theo khảo sát của hãng nghiên cứu NielsenIQ chỉ ra rằng người tiêu dùng có xu hướng tăng lựa chọn các sản phẩm nhãn hiệu tư nhân/nhãn hiệu của nhà phân phối trong mùa lễ hội – mùa cao điểm mua sắm. Do đó, cá tra phi lê Việt Nam sẽ là một lựa chọn kinh tế so với các loại cá thịt trắng khác và thịt đỏ, hưởng lợi từ xu hướng tiêu dùng trên trong quý IV/2023.

Chia sẻ với phóng viên Nhadautu.vn, ông Ong Hàng Văn, Phó Chủ tịch Công ty Thủy Sản Trường Giang cho biết từ đầu tháng 12 đến nay đơn hàng cá tra xuất khẩu phục hồi và tăng hơn tháng 11.

Dù không chia sẻ con số cụ thể về đơn hàng tuy nhiên so sánh với những năm trước, ông Văn nhận định sự tăng trưởng vấn “không ăn thua”.

Đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc và yếu tố mùa vụ. Doanh số bán lẻ và sản lượng dịch vụ tại Trung Quốc trong quý III đã tăng tốc nhẹ so với quý II nhờ các biện pháp kích cầu nội địa của chính phủ nước này.

Diễn biến tích cực trên được kỳ vọng tiếp tục tác động tích cực đến triển vọng kinh tế cũng như tâm lý người tiêu dùng tại Trung Quốc trong quý IV cũng như trong năm 2024. Do đó, các đơn đặt hàng các tra của Trung Quốc trong quý IV được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt so với quý III.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Để mở rộng thị trường, giảm sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã nhắm đến các thị trường “ngách” như: Trung Đông, Châu Phi, Ai Cập, Australia…

Với việc tỷ trọng doanh thu giảm ở thị trường Bắc Mỹ nên “anh cả” ngành tôm là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã phải tìm kiếm đến các nhà nhập khẩu ở thị trường khác. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu của Minh Phú trong năm 2023 ở Bắc Mỹ giảm 13%, trong khi tỷ trọng doanh thu ở thị trường Australia tăng khoảng 7% nhờ sự dịch chuyển từ Bắc Mỹ sang. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp này ở thị trường Hàn Quốc và nội địa tăng nhẹ 2%.

Bà Thu thông tin thêm trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục từ 127 triệu USD năm 2019 lên 272 triệu USD năm 2022 với tỷ trọng trong tổng XK tôm của Việt Nam tăng từ 3,7% năm 2019 lên 6,3% năm 2022.

Được biết, Ai Cập chủ yếu nhập khẩu phi lê cá tra/basa đông lạnh từ Việt Nam và phi lê cá hồi đông lạnh từ Na Uy. Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu phi lê cá đông lạnh của Ai Cập đạt 40 triệu USD, tăng 42,5% so với năm 2021 trong đó nhập khẩu từ Việt Nam và Na Uy lần lượt chiếm 92% và 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Vị này đánh giá bên cạnh Ai Cập, UAE hiện cũng có nhiều nhu cầu nhập khẩu cá tra, tôm. Tuy nhiên các mặt hàng Việt Nam phải làm sao cạnh tranh được về giá với các nước như Ấn Độ, Thái Lan như hiện nay.

Theo VASEP các thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU năm 2023 đều có xu hướng giảm. Nhưng các thị trường có tỷ trọng nhỏ như Đức, Anh, Brazil, Saudi Arabia lại tăng trưởng dương.

Vì thế các chuyên gia đầu ngành định hướng cần có biện pháp đầu tư mở rộng sang các thị trường “ngách” nhằm đa dạng thị trường, không nên bị lệ thuộc chỉ 1, 2 nước lớn. Đồng thời khai thác tối đa dư địa còn lại của các thị trường vốn có quy mô nhỏ, vừa hoặc sắp kết nối giao thương trong thời gian tới.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Related news

hiep-dinh-rcep-gia-tang-xuat-khau-thuy-san-sang-australia Hiệp định RCEP gia tăng… quang-ninh-xem-xet-tiep-tuc-cho-thue-dat-nuoi-trong-thuy-san Quảng Ninh xem xét tiếp…