25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 4
16/ Bệnh giun đũa gà
a/ Đặc điểm bệnh:
Gà kém ăn, bỏ ăn, chậm lớn.
Đi ỉa phân loãng, sau đó có hiện tượng thiếu máu, mào nhợt.
Mổ khám gà tìm thấy giun trong ống ruột, niêm mạc ruột sưng, tụ huyết và xuất huyết
b/ Điều trị:
Gà bị bệnh giun đũa có thể dùng các thuốc tẩy sau:
– Hỗn hợp Phenothiazin 500mg/kgTT + Adipinat piperazin 200mg/kgTT. Theo L. Nemeri (1968) hỗn hợp thuốc này có hiệu quả rất tốt với giun đũa gà và giun kim gà.
– Mebendazol liều: 0,5g/kgTT
– Nova – Levasol liều: 1g/5 – 6kgTT, dùng một liều duy nhất. Trộn vào thức ăn hoặc một ít nước cho uống.
Có thể dùng thuốc này để phòng bệnh: gà con 2 tháng dùng một lần, gà lớn 6 tháng dùng một lần.
Khi tẩy giun ở gà nên kết hợp với cả dùng thuốc trợ sức, trợ lực và kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn kế phát
17/ Bệnh nấm phổi ở gà
a/ Đặc điểm bệnh:
+ gà con: mệt mỏi, kém ăn, mắt lim dim, đứng tách đàn. Gà thở khó, chảy nhiều nước mũi
+ gà lớn: gầy yếu, giảm cân, khát nước, gà thở nặng nhọc, khó khăn, há mỏ để thở. Phổi và túi khí có những chấm tổn thương màu trắng, vàng, xanh lá.
b/ Điều trị:
– Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh.
– Dùng các kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. Không dùng các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm: Penicillin, Streptomycin,…
– Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi sức khỏe.
– Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
18/ Bệnh thiếu vitamin(vtm)
a/ Đặc điểm bệnh:
– Vitamin A: Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
– Vitamin D3: vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
– Vitamin E: Sưng khớp, giảm khả năng sinh sản.
– Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
– Vitamin B1: Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
– Vitamin B2: Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở.
– Vitamin B5: Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
– Vitamin PP: Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
– Vitamin B6: Giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở.
– Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
– Folic acid: Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở, ống dẫn trứng giảm co bóp.
– Vitamin H: Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt
b/ Điều trị:
Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và nước uống các loại premix vitamin
19/ Bệnh trúng độc muối ăn
a/ Đặc điểm bệnh:
Trong cám gà có thành phần muối cao (ví dụ như trộn lẫn quá nhiều bột cá)
b/ Điều trị:
Không có biện pháp can thiệp. Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Hạn chế việc phối trộn thức ăn không theo khẩu phần.
20/ Bệnh trúng độc Aflatoxin
a/ Đặc điểm bệnh:
Là bệnh xảy ra khi gà ăn phải thức ăn bị hư hỏng, lên nấm mốc, gà có dấu hiệu rụng lông tơ mổ gà thấy thận xuất huyết, nhu mô gan thoái hóa. Tá tràng bị chảy nước.
b/ Điều trị:
Bệnh thường có 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính.
Đối với thể cấp tính khó can thiệp kịp thời do bệnh tiến triển quá nhanh.
Đối với thể mãn tính thì dấu hiệu lâm sàng không rõ ràng chính vì vậy phòng bệnh là biện pháp tốt nhất.
Không cho vật nuôi ăn thức ăn có nấm mốc, kiểm tra nguyên liệu chế biến thức ăn cẩn thận.
Cần có phương pháp bảo quản thức ăn tốt, tránh hiện tượng nấm mốc trong thức ăn.
*Khuyến cáo: Bà con không nên tự chuẩn đoán bệnh, tự sử dụng thuốc Thú Y cho gà nếu chưa chắc chắn về bệnh của gà. Để nhận biết và chuẩn đoán bệnh chính xác, Bà còn cần liên hệ với Bác sỹ Thú Y tại địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được trợ giúp khi gặp rủi ro trong chăn nuôi.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao