Tôm thẻ chân trắng An toàn sinh học cho ao nuôi tôm

An toàn sinh học cho ao nuôi tôm

Author Nyan Taw, Ph.D., publish date Thursday. April 6th, 2017

An toàn sinh học cho ao nuôi tôm

Tóm tắt: vì sự lan rộng toàn cầu của virus ảnh hưởng đến trại tôm, nên an toàn sinh học đã trở thành một nhân tố thiết yếu của mọi hoạt động nông nghiệp. An toàn sinh học bắt nguồn từ chất lượng trong việc thiết kế trại, theo sau đó là các hoạt động an toàn và hoạt động nông nghiệp. Hiểu được đặc tính của virus gây vấn đề là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát nó. Tuy nhiên không có cách nào để biết được khi nào virus tấn công sẽ xuất hiện, nên việc hướng dẫn tại các trang trại là rất quan trọng. 

Trong hình: Những ao nuôi an toàn sinh học này sử dụng các hàng rào và hàng rào chim để ngăn chặn các mầm bệnh gây bệnh.

Thành công hay thất bại trong việc nuôi tôm thường phụ thuộc vào mức độ ngăn ngừa thành công những bộc phát của virus. Hầu hết vị trí các trang trại ở Châu Á không có nơi nào không virus, vì thế các cơ sở vật chất phải hoạt động trước sự đe dọa của virus. 

An toàn sinh học đã được áp dụng để kiểm soát virus từ lúc giới thiệu tôm thẻ chân trắng tại Châu Á năm 2002. An toàn sinh học bắt đầu với thiết kế trang trại có chất lượng và được theo sau bởi hoạt động của hệ thống an toàn sinh học. Với thiết kế hợp lý, vận hành và được đào tạo tại chỗ tại các nông trại, các vấn đề liên quan đến virus có thể sẽ được giảm thiểu. 

Đặc tính virus. 

Hiểu được đặc tính của virus gây hại chính là một nhân tố quan trọng nhất trong việc điều khiển nó. Trong trường hợp hội chứng virus đốm trắng (WSSV), tàn phá ngành nuôi tôm trong nhiều thập kỷ nay, virus này được biến đến là có thể hoạt động tự do trong nước đến 72 giờ. Nếu nó có thể hoạt động trong tôm vừa chết, và tiềm tàng trong tôm đông lạnh tươi thì WSSV sau đó có thể hoạt động trở lại trong môi trường thuận lợi. Cua trưởng thành và cua trong giai đoạn ấu trùng và động vật giáp xác chính là nơi mang mầm bệnh WSSV. Chim được cho là đã lây lan mầm bệnh bằng cách bắt những con tôm bệnh ra khỏi ao và thả chúng vào những ao và nông trại khác. 

Nhìn chung, WSSV tấn công sớm vào giai đoạn nuôi trồng, trước ngày thứ 45 nếu trong nước.Nhân tố môi trường khác đóng vai trò quan trọng chính là thời tiết, đặc biệt là mưa liên tục và lạnh. Ai cũng biết là nếu nhiệt độ dưới 26°C sẽ khiến cho nông trại trở nên dễ dàng nhiễm virus bộc phát. Khi điều này xảy ra, một trong những điều quan trọng nhất chính là không để ảnh hưởng đến tôm. 

Xây dựng và thiết kế nông trại. 

Thiết kế của nông trại cần phải phù hợp với những hoạt động an toàn sinh học. Hệ thống mô đun trong đó nước biển đổ vào được xử lý trong các ao chứa trước khi sử dụng trong các ao chăn nuôi là một thiết kế hiệu quả nhất. Nước từ một nguồn đến mô-đun cần được thông qua ít nhất hai ao xử lý trước khi đổ ra các kênh. 

Tất cả nước đưa vào và chảy ra đều cần phải được bảo vệ hoàn toàn khỏi việc rò rỉ. Lót ao bằng polyethylene (một loại nylon) với mật độ cao hoặc bê tông làm tăng an toàn sinh học. Để ngăn chặn những vật truyền virus xâm nhập vào mô- đun, hàng rào chắn cua và đường ngăn chim cần phải được lắp đặt. Để đạt được năng suất trong chăn nuôi, cần có một hệ thống thoát nước trung tâm. 

Hậu ấu trùng, và xử lý nước. 

Trong hoạt động chăn nuôi, chỉ có hậu ấu trùng sạch bệnh mới được sử dụng. Mật độ thả giống phải phù hợp với năng lượng đầu vào và kích thước hệ thống để tránh ảnh hưởng đến tôm trong hồ. Đảm bảo rằng chất lượng hậu ấu trùng được duy trì bằng cách kiểm tra kích thước tiêu chuẩn và mang cũng phát triển. 

Hạn chế thay nước nên được áp dụng trong hệ thống chăn nuôi, và chỉ sử dụng nước đã được xử lý. Xử lý nước cần phải bao hàm vật lý, hóa học và phương pháp tiêu diệt mầm virus và những cá thể truyền virus. Tất cả các lạch cung cấp nước phải được phủ bằng 250-? lưới để lọc ra các động vật giáp xác, ấu trùng vào ao nuôi. 

Để đảm bảo rằng tất cả cá thể mang mầm bệnh bị tiêu diệt, clo và những hóa chất được chấp thuận khác được cho vào hồ trữ và ao nuôi. Nước sau đó được giữ trong ít nhất 72 giờ để hủy hoại tất cả những mầm virus. Thay nước nên hạn chế trong suốt quá trình hoạt động để giảm thiểu khả năng đưa vào những mầm virus. 

Quản lý ao nước. 

Mật độ thả tiền ấu trùng và năng lượng sử dụng trong ao nuôi cần phải được tính toán dựa trên cấu trúc hồ, và hệ thống áp dụng. Chiến lược thoát khí cần phải được hoạt động để giữ nước trong hồ có lượng oxy hòa tan tại mức độ thống nhất bằng cách hoạt động liên tục suốt ngày và đêm trong khi cũng nên xem xét chi phí năng lượng. 

Để làm tăng sức chứa của ao nuôi, bùn tích tụ dưới đáy ao cần phải loại bỏ bằng cách rút ra thông qua một cống trung tâm. Việc rút ra thường bắt đầu đầu từ ngày 40 đến ngày 50, tùy thuộc vào việc quản lý ao. Ao nuôi có thể được rút 2-3 lần mỗi tuần tối đa hai giờ mỗi lần. 

Kiểm soát con người và thiết bị. 

Một yếu tố quan trọng nữa chính là kiểm soát hiệu quả yếu tố vận chuyển của con người và thiết bị sử dụng vì những vật trung gian này có thể mang virus đến. Kiểm soát con người được áp dụng cho người quản lý ao cũng như các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Mỗi ao cần phải có thiết bị riêng để kiểm tra nước. Nếu phải chia sẻ những thiết bị như lưới, cần phải quan tâm việc khử trùng lưới trước và sau khi sử dụng. 

Chỉ những người có trách nhiệm được chỉ định mới có thể xử lý mẫu và thiết bị. Nếu được yêu cầu, những mẫu thử có thể mang đến phòng thí nghiệm để được phân tích thêm.

Kiểm dịch, an toàn sinh học. 

Trong trường hợp virus bùng phát, giao thức kiểm dịch cần thiết phải được tuân thủ nghiêm ngặt để ngăn ngừa virus lây sang ao khác hay cả nông trại. Ngay sau khi một ao được nghi ngờ là bị virus tấn công, ao đó phải được kiểm dịch với những dấu hiệu và tiêu chuẩn khác để ngăn chặn việc xâm nhập khu vực ao. Đảm bảo tất cả cổng vào và ra từ hồ được đóng lại an toàn. 

Nếu phát hiện dương tính với virus, ao phải được khử trùng với clo với một liều lượng cao hơn bình thường càng sớm càng tốt. Đừng lãng phí thời gian chờ đợi những báo cáo về phản ứng chuỗi trùng hợp. Tất cả tôm chết cần phải thu thập lại và thiêu hủy hay chôn. Ngừng hoạt động tất cả thiết bị sục khí, nhưng không được đưa nó ra khỏi hồ. Để nước ở trong đó trong vòng 1 tuần trước khi thải ra .

Nhân tố con người cần thiết trong việc kiểm soát khu vực cách ly. Tất cả những mẫu tôm và bảng phân tích môi trường cần phải hoãn lại để ngăn ngừa lây lan đến các mô-đun hay những ao khác. Một đội đặc biệt cần được phân công để thực hiện các công tác kiểm dịch. 

Nhận thức về an toàn sinh học là cần thiết cho tất cả nhân viên ở trang trại. Không có cách nào khác để biết khi nào virus tấn công sẽ xuất hiện, vì thế giáo dục thông qua những buổi hội thảo hay họp cho tất cả các cấp tại trang trại là rất quan trọng. 


Bacillus Probiotics cải thiện chất lượng giống chống EMS tại Mexico Bacillus Probiotics cải thiện chất lượng giống chống… Cefas phát triển công nghệ chống lại dịch bệnh của tôm Cefas phát triển công nghệ chống lại dịch…