Tin thủy sản Cá da trơn lai mang lại ưu điểm về hiệu suất cho ngành cá da trơn Hoa Kỳ

Cá da trơn lai mang lại ưu điểm về hiệu suất cho ngành cá da trơn Hoa Kỳ

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Wednesday. April 28th, 2021

Cá da trơn lai mang lại ưu điểm về hiệu suất cho ngành cá da trơn Hoa Kỳ

Cá da trơn lai mang lại những ưu điểm về năng suất vượt trội hơn cá nheo Mỹ. Các tài liệu đã cho thấy khả năng sống sót vượt trội và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của cá da trơn lai khiến cho vụ sản xuất ngắn hơn. cá da trơn lai cũng có hệ số chuyển đổi thức ăn và năng suất thịt phi lê tốt hơn, Nagaraj G. Chatakondi, USDA - Đơn vị Nghiên cứu Di truyền học ở cá da trơn ARS viết. Được trích từ Global Aquinal Advocate - một ấn phẩm của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu.

Việc thử nghiệm ao nuôi cho thấy cá da trơn lai vượt trội hơn cá nheo Mỹ về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ sống sót và số ngày sản xuất. Ảnh của E. Les Torrans.

Ngành công nghiệp cá da trơn nuôi trong trang trại ở Hoa Kỳ được bắt đầu vào cuối những năm 1960 và nhanh chóng phát triển trở thành phân khúc lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản quốc gia, tạo ra hơn 40% tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, gần đây, sự cạnh tranh từ nguồn cá nhập khẩu giá rẻ đã gây thiệt hại lớn cho những người chăn nuôi cá da trơn. Nhìn chung, ngành công nghiệp cá da trơn Hoa Kỳ đã bị đình trệ trong suốt 5 năm qua và sản lượng đã giảm 1/3 trong một ngành mà từng có quy mô tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Ngành công nghiệp hiện đang phải vật lộn để theo kịp với chi phí thức ăn và chi phí nhiên liệu ngày càng tăng, sản xuất kém hiệu quả và tiếp tục bị cá nước ngoài cạnh tranh.

Cá da trơn lai

Cá nheo Mỹ (Ictalurus dotatus) là loài cá da trơn quan trọng nhất được nuôi ở Mỹ. Nó có một số đặc điểm mong muốn bao gồm tốc độ tăng trưởng nhanh, sinh sản dễ dàng, chịu đựng được phạm vi nhiệt độ và chất lượng nước rộng, chất lượng sản phẩm tốt và chiếm được tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận cao. Tuy nhiên, cá nheo Mỹ có tốc độ tăng trưởng tương đối không đồng đều, giỏi trốn tránh sự đánh bắt bằng cách kéo lưới và dễ mắc các bệnh đặc trưng của loài.

Để tăng hiệu quả sản xuất cá da trơn, cá nheo Mỹ mái đã được lai với cá da trơn xanh trống để tạo ra con lai. Nghiên cứu và thử nghiệm thực địa đã chỉ ra rằng cá da trơn lai có năng suất vượt trội hơn so với cá nheo Mỹ, với tốc độ tăng trưởng được cải thiện, khả năng chống lại bệnh tật, khả năng chống chịu với các tác nhân gây căng thẳng, năng suất chế biến và dễ nuôi nhốt.

Sản xuất cá con

Các phương pháp sinh sản trong ao ngoài trời và trong lồng lưới nói chung không phải là phương tiện đáng tin cậy để sản xuất cá con lai và cũng không thích hợp để sản xuất thương mại. Việc sản xuất con lai ở quy mô lớn dựa trên cảm ứng hormone và sinh sản nở trứng của cá nheo Mỹ và thụ tinh nhân tạo với cá da trơn xanh trống. Cá nheo Mỹ mái đã trưởng thành hoàn toàn được rụng trứng bằng phương pháp xử lý hormone. Trứng được bóc tách thủ công và thụ tinh với dung dịch tinh hoàn của cá da trơn xanh trống. Trứng lai đã thụ tinh được làm cứng trong nước và được ấp trong giỏ lưới trong trại ương giống cá da trơn. Cá giống lai được nuôi tương tự như cá nheo Mỹ trong các ao sản xuất.

Lịch sử của các giống lai

Harry Dupree lần đầu tiên trình bày chi tiết về các kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc lai tạo giữa cá nheo Mỹ và cá da trơn xanh vào năm 1966. Cá nheo Mỹ x cá da trơn xanh là con lai duy nhất trong số 28 con lai giữa các các loài khác nhau và con lai giữa các loài trong họ Ictaluridae được đánh giá biểu hiện các tính trạng trội mong muốn cho nuôi trồng thủy sản thâm canh.

Năm 2001, Gold Kist Aquaculture ở Inverness, Mississippi, Hoa Kỳ trở thành trại ương giống tư nhân đầu tiên sản xuất thương mại cá da trơn lai, nuôi 2 triệu con cá con trong một vụ. Các khoản hỗ trợ nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã kích thích sự quan tâm của các nhà sản xuất thương mại. Năm 2004, Eagle Aquaculture (một công ty con của Aetos Technologies thuộc trường Đại học Auburn) được thành lập để sản xuất thương mại cá da trơn lai.

Năm 2011, sáu trại giống cá da trơn ở Mississippi và Arkansas đã sản xuất ước tính khoảng 111 triệu con cá giống lai. Nếu những con số ước tính này là chính xác thì số lượng cá con lai chiếm 15% trong tổng số 732 triệu con cá nheo Mỹ con được sản xuất vào năm 2011. Sản lượng cá con lai dự kiến sẽ vượt quá 200 triệu con vào năm 2014.

Tinh trùng từ những con cá da trơn xanh trống như thế này được sử dụng để thụ tinh cho trứng tách từ cá nheo Mỹ mái để tạo ra cá giống lai.

Cải thiện hiệu suất

Một nghiên cứu đã được khởi xướng để so sánh hiệu suất sản xuất của cá da trơn lai và cá nheo Mỹ trong ao đất rộng 4 héc-ta được nhân rộng tại một cơ sở sản xuất cá da trơn thương phẩm ở Alabama. Vào tháng 12 năm 2002, cá nheo Mỹ giống và cá da trơn lai có trọng lượng từ 40 đến 43 g mỗi con được thả với mật độ 14,500 con/ héc-ta vào 21 và 12 ao, trong thời gian 11 ngày. Cá được cho ăn thức ăn của cá da trơn thương phẩm chứa 32% protein đến khi cảm thấy no từ hai đến ba lần một tuần vào mùa xuân (khi nhiệt độ nước thấp) và một lần mỗi ngày sau khi nhiệt độ đạt 25 độ C. Nồng độ oxy hòa tan tối thiểu là 2 ppm được duy trì trong suốt thời gian sản xuất bằng máy sục khí bánh guồng. Cá được nuôi cho đến khi đạt kích cỡ có thể thu hoạch được là 0.60 kg.

Việc nghiên cứu ao nuôi trên quy mô lớn này đã chứng minh năng suất vượt trội của cá da trê lai trong ao đất. Vào cuối đợt nghiên cứu, sản lượng trung bình của cá da trê lai cao hơn 30% so với cá nheo Mỹ, tỷ lệ sống sót cao hơn 19.3% và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn 15% so với cá nheo Mỹ (Bảng 1). Thời gian sản xuất để nuôi lớn cá da trơn lai đạt kích cỡ thị trường là 266 ngày, ngắn hơn nhiều so với 403 ngày cần thiết để sản xuất cá nheo Mỹ tới kích cỡ thị trường trong nghiên cứu. Năng suất thịt phi lê đối với cá da trơn lai cũng được cải thiện 1.25%.

Khoảng 75 trang trại thương phẩm đã nuôi cá da trơn lai giống trong ao sản xuất và hầu hết đều chứng kiến năng suất của cá da trơn lai được cải thiện. Bằng các biện pháp thực hành quản lý hiệu quả, những người nông dân thường có thể sản xuất một vụ đơn lẻ cá có trọng lượng từ 0.73 - 0.91 kg với năng suất cao hơn 3,6 - 6,8 tấn/ héc-ta và hệ số chuyển đổi thức ăn là 1.7 đến 2.0.

Hiệu suất sản xuất cao hơn làm giảm chi phí sản xuất và giúp bù đắp lại sự gia tăng của thức ăn, nhiên liệu và chi phí vận chuyển để duy trì lợi nhuận.

Những thách thức

Mặc dù cá da trơn lai đã chứng minh rõ ràng những lợi ích về hiệu suất, nhưng những thách thức đối với việc áp dụng rộng rãi chúng vẫn còn đó. Sự cải thiện di truyền học đối với các loài cá nheo Mỹ và cá da trơn xanh bố mẹ có thể tạo ra những con lai cao cấp. Cần có các kích thích tố phóng noãn tiết kiệm chi phí để cải thiện chất lượng trứng nhằm tăng khả năng ấp nở thành công cao hơn, cũng như các quy trình ương trứng và ấp trứng tối ưu để giảm tổn thất trong quá trình ấp trứng. Ngoài ra, dịch bệnh, chất lượng nước và các vấn đề về hương vị vẫn tồn tại trong các ao sản xuất. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề này, những người nuôi cá da trơn ở Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục nuôi cá da trơn lai trong những năm sắp tới.


Phạm vi để tăng cường các qui trình khử trùng RAS? Phạm vi để tăng cường các qui trình… Giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi cá da trơn - Phần 2 Giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi…