Trồng lúa Cần chú ý một số điều khi áp dụng biện pháp hóa học trừ chuột

Cần chú ý một số điều khi áp dụng biện pháp hóa học trừ chuột

Author Nguyễn Văn Vạn - Trạm BVTV Ba Tri, publish date Thursday. April 27th, 2017

Cần chú ý một số điều khi áp dụng biện pháp hóa học trừ chuột

Thời tiết nắng hạn, cùng với việc nông dân lên bờ trồng cỏ nuôi bò là điều kiện để chuột có chỗ ở và sinh sản nên mật số chuột gia tăng nhanh. Diện tích lúa bị thiệt hại do chuột vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tăng so với những vụ trước đó trong địa bàn huyện Ba Tri. Trước tình hình chuột gây hại nghiêm trọng, để bảo vệ năng suất lúa nông dân diệt chuột bằng nhiều biện pháp như:

Ảnh minh họa

-Biện pháp canh tác: Gieo sạ và thu hoạch đồng loạt để cắt đứt nguồn thức ăn; phát hoang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ chuột ngay đầu vụ…

-Biện pháp cơ lý: đào hang, bẫy, bẫy cây trồng…

-Biện pháp sinh học: bảo tồn thiên địch như bìm bịp, cú mèo, rắn hiền, mèo…

-Biện pháp hóa học, đây là biện pháp cho đến nay vẫn còn phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Biện pháp có ưu điểm giảm được mật số chuột nhanh trên diện rộng; khuyết là tốn tiền mua thuốc, phải thu gom xác chuột, bã chuột ăn không hết hoặc không ăn đem xử lý để không ô nhiễm môi trường, chỉ áp dụng khi thật cần thiết.

Riêng để áp dụng biện pháp hóa học đạt hiệu quả cao nông dân cần quan tâm đến tuổi chuột, vị trí đặt bã, tính đa nghi của chuột, giai đoạn sinh trưởng của lúa. Đối với chuột lớn cần chọn những loại thức ăn: chứa nhiều tinh bột như lúa mọc mầm, chứa nhiều đạm như cua ốc…Chuột sinh sản rất cần chất bột, chất đạm, chất xanh. Thiếu chất đạm, chất xanh tỉ lệ chuột cái mang thai giảm và số chuột con trong một lứa đẻ cũng ít, còn thiếu tinh bột chuột cái không đẻ. Chuột con thích ăn thực vật xanh chứa nhiều nước: củ, quả (khoai lang, sắn, bầu bí…). Ngoài việc chọn thức ăn làm bã cho chuột vị trí đặt bã khá quan trọng, do đa nghi chuột thường ăn ít hoặc không ăn bã đặt ở nơi trống trãi: giữa bờ ruộng, bờ kênh, lối đi của chuột. Tốt nhất là đặt bã ở chân bờ ruộng, bờ kênh, bã được đậy kín bằng cỏ khô, rơm rạ, trấu…bã che đậy càng kín chuột càng dạn ăn. Thấy thức ăn lạ ít khi chuột ăn ngay mà thăm dò 1-2 ngày sau đó mới ăn, do vậy cần chọn thức ăn thích hợp đặt cho chuột ăn trước đôi ba ngày để chuột không đa nghi, sau đó tẩm thuốc vào thức ăn theo liều khuyến cáo. Để tiện thu gom bã chuột nông dân bỏ đầy bã ( thóc ủ mọc mầm) vào túi nhựa cở 7-10 cm, cột kín miệng túi và vùi vài lổ nhỏ thông hơi, chuột tự xé túi ăn bã. Lúa làm đòng đến trổ dùng thuốc diệt chuột hiệu quả không cao.

Khi sử dụng các loại thuốc trừ chuột nông dân cần tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất để an toàn cho người sử dụng, vật nuôi và môi trường


Chú ý một số bệnh hại lúa sau đợt triều cường Chú ý một số bệnh hại lúa sau… Phân biệt những hình thức ngộ độc ở lúa và phương pháp khắc phục Phân biệt những hình thức ngộ độc ở…