Nuôi bò Chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nước mặn

Chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nước mặn

Author Lê Thị Thảo – Chi cục Thú, publish date Friday. May 5th, 2017

Chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nước mặn

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bến Tre thì lượng mưa năm nay sẽ thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Tình hình nước mặn xâm nhập sớm, độ mặn cao, xâm nhập sâu và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển về năng suất, chất lượng của đàn vật nuôi trong tỉnh. Nhằm giảm bớt thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn, Chi cục Thú y Bến Tre xin khuyến cáo một số biện pháp để bà con chăn nuôi thực hiện:

Một là có kế hoạch dự trữ nước ngọt như: đắp đập ngăn mặn cục bộ, xây thêm hồ chứa nước hoặc dùng túi nilon chứa nước ngọt dưới ao…v.v.. nhằm phục vụ trong chăn nuôi như ăn, uống, tắm, dội chuồng gia súc hoặc tưới cây làm thức ăn cho gia súc.

Hai là phải dự trữ thức ăn cho gia súc: do hạn mặn kéo dài nguồn thức ăn xanh tự nhiên cho trâu, bò, dê, cừu… sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy ngoài dự trữ thức ăn khô (như rơm) bà con có thể trồng thêm các loại cỏ như: cỏ voi, cỏ xả… để bổ sung thêm lượng thức ăn xanh cho đàn gia súc.

Ba là quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi hàng ngày. Chú ý không để gia súc uống nước dội chuồng. Không cho gia cầm uống nước mặn.

Khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng cho vật nuôi bằng các loại hóa chất như: Chloramine B, Chloramine T, Hypoclorit canxi (clorua vôi)…

Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thường hàn, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm…

Bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi các loại rau xanh, vitamin C, Bcomplex…. nhằm tăng cường sức đề kháng cho thú trong thời gian hạn mặn.


Phương pháp cố định đại gia súc Phương pháp cố định đại gia súc Ảnh hưởng của axit malic trong khẩu phần ăn của bò sữa Ảnh hưởng của axit malic trong khẩu phần…