Hóa học/Sinh học Chăm Sóc Lợn Rừng Trong Mùa Rét

Chăm Sóc Lợn Rừng Trong Mùa Rét

Publish date Tuesday. February 21st, 2012

Chăm Sóc Lợn Rừng Trong Mùa Rét
Do bản chất hoang dã nên tập tính của lợn rừng khác hẳn với lợn nhà. Để giúp tăng năng suất và chất lượng thịt thì người chăn nuôi  cần áp dụng một số biện pháp kĩ thuật chăm sóc cho lợn,  đặc biệt là vào mùa rét. Sau đây là những lưu ý của TS. Phạm Quang Tùng  thuộc Trung Tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động thực vật hoang dã về cách chăm sóc lợn rừng trong mùa rét.
I. Kỹ thuật chuồng trại

Lợn rừng thường được người dân nuôi theo hình thức bán hoang dã, bởi như vậy, lợn sẽ vận động nhiều, tự kiếm ăn… nên chất lượng thịt được đảm bảo. Tuy nhiên, vào mùa đông, đặc biệt là khi rét đậm rét hại, thì chăn nuôi theo phương thức này sẽ lộ ra những nhược điểm như lợn kém phát triển, dễ bị bệnh, gây rủi do cho người chăn nuôi. Vì vậy, người nuôi cần có biện pháp chống rét cho lợn rừng.
Chuồng nuôi lợn rừng nên được xây dựng trên diện tích càng rộng càng tốt, xung quanh nên có rào chắn kiên cố và chắc chắn.

Chuồng nuôi lợn rừng được thiết kế đơn giản với mái che mưa, che nắng, chuồng cao trên 2m, nền chuồng là nền đất tự nhiên, có độ dốc nhẹ nhằm đảm bảo che chắn tốt, tránh gió lùa. Ngoài ra bà con còn có thể sử dụng hệ thống bóng đèn hoặc đốt lửa để sửa ấm cho lợn vào những ngày giá rét. Việc làm này tuy đơn giản nhưng hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng của đàn vật nuôi.
Bà con cũng cần lưu ý thêm là do bản tính hoang dã nên lợn rừng thường hoảng hốt khi nghe thấy tiếng động. Chính vì vậy, chuồng nuôi lợn rừng nên được xây ở những nơi yên tĩnh và cách xa khu dân cư.

II. Thức ăn
Thức ăn cho lợn rừng bao gồm, thức ăn thô xanh như các loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây…, thức ăn tinh  như hạt ngũ cốc, củ quả…

Tuy nhiên, khi được đưa vào thuần hóa và nuôi dưỡng thì người chăn nuôi thường tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho lợn.
Bà con lưu ý, thức ăn của lợn rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và có thể làm cho lợn bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Lợn ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do.

Ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, bà con nên bổ sung thêm đá liếm cho lợn rừng liếm tự do . Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g, đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày
III. Phòng bệnh

Lợn rừng là động vật hoang dã mới được thuần hóa, nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, lơn rừng cũng thường bị một số bệnh như Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở… Đặc biệt, trong mùa rét, sức đề kháng giảm, lợn rất dễ mắc các bệnh kể trên. Vì vậy bà con cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh – phòng dịch bệnh ngay từ đầu: cần tiêm phòng dịch bệnh đúng lịch, tiêu độc, khử trùng định kỳ, ít nhất một tuần một lần, tránh cho người lạ (đặc biệt ở địa phương đang có dịch bệnh) vào khu trang trại.
Do đặc tính hoang dã nên lợn rừng không sợ muỗi hay côn trùng khác tấn công. Tuy nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, bà con có thể dùng thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng tốt.

Nhìn chung, lợn rừng là loài dễ nuôi do không kén thức ăn, sức đề kháng với bệnh tật cao. Tuy nhiên, việc tuân thủ kỹ thuật chăm sóc sẽ giúp bà con hạn chế rủi do trong quá trình chăn nuôi và đảm bảo thu nhập.

Đặc Điểm Của Heo Rừng Đặc Điểm Của Heo Rừng Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre