Mô hình kinh tế Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Nhiễm Chất Cấm

Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Nhiễm Chất Cấm

Publish date Saturday. April 21st, 2012

Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Nhiễm Chất Cấm
Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.

Cả xã có 55ha ớt. Bình quân năng suất mỗi ha là 20 tấn, nhờ ớt đang có giá (15.000 đồng/kg) nên thu nhập bình quân của mỗi ha đạt trên 200 triệu đồng.

Được biết, việc ớt được giá mang lại niềm vui cho khá nhiều nông dân vì vài năm trở lại đây, nông dân Quảng Ngãi liên tục mở rộng diện tích trồng ớt, nhiều người chuyển đổi diện tích trồng rau các loại, kể cả diện tích đất lúa nước, sang trồng ớt.Ngày 20/4, ông Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá điêu hồng nuôi bè nhiễm hóa chất cấm Trifluralin.

Trước đó, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tp Hồ Chí Minh thông báo trong đợt lấy mẫu kiểm tra chất lượng thủy sản trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2012 tại chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (Tp Hồ Chí Minh) phát hiện mẫu cá điêu hồng do ông Phạm Văn Hiền (ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, Tp Mỹ Tho - Tiền Giang) cung cấp có dư lượng hóa chất nêu trên. Làm việc với cơ quan chức năng, ông Phạm Văn Hiền cho biết ông vừa có bè cá nuôi tại ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, vừa thu mua, tiêu thụ cá điêu hồng bè của bà con xung quanh nên không biết được mẫu bị nhiễm trên thuộc lô hàng nào, của bè cá nuôi gia đình hay thu mua trong dân.

Chất Trifluralin vốn gốc bảo vệ thực vật, có mùi rất hôi chủ yếu sử dụng diệt cỏ. Trước đây, trong nuôi trồng thủy sản, người dân dùng xử lý nước, diệt virus và ký sinh trùng gây bệnh trên cá giống nhưng đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục hóa chất cấm sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng đầu ra của các sản phẩm nông – lâm thủy sản địa phương, đặc biệt là cá điêu hồng nuôi bè, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng các ngành hữu quan tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm tra cá điêu hồng xuất bè đưa ra thị trường nhằm bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như khẳng định uy tín thương hiệu “làng cá bè Tiền Giang”. Chi cục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi nâng cao nhận thức và tuyệt đối tuân thủ qui định không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình chăn nuôi.

Khó Kiểm Soát Chất Cấm Trong Thủy Sản Khó Kiểm Soát Chất Cấm Trong Thủy Sản Mỗi Ha Ớt Cho Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng Mỗi Ha Ớt Cho Thu Nhập Trên 200…