Mô hình kinh tế Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra

Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra

Publish date Thursday. May 8th, 2014

Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra

Gần 1 tháng nay, giá cá tra ở khu vực miền Tây Nam bộ liên tục tăng và đạt mức kỷ lục 25.000 đến 25.500 đồng/kg - cao nhất trong mấy năm trở lại đây.

Theo nhiều người dân, mức giá này rất lý tưởng cho người nuôi cá tra. Tuy nhiên, hiện tại người nuôi nhỏ lẻ chỉ còn khoảng 10% vì hầu hết các vùng nuôi đều là của DN liên kết với hộ dân doanh.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Tiển - chủ trang trại nuôi 7 ao cá tra ở phường Thới An - người nuôi khoảng 1.000 tấn/năm - lại cho rằng: “Giá cá tra tăng là tất yếu vì hiện tại rất ít người nuôi”.

Theo thống kê, hiện toàn vùng ĐBSCL có 10 tỉnh, thành phố nuôi với diện tích khoảng 6.000 ha, trong đó hộ nông dân nuôi chỉ chiếm chưa tới 10%, còn lại đều là vùng nuôi của DN. Trong số 10% thì phần lớn nuôi gia công cho DN với tiền công khoảng 4.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi có lợi nhuận trên 1.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, tuy lợi nhuận ít hơn những hộ nuôi không liên kết nhưng rất yên tâm vì việc liên kết khá ổn định và bền vững.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 540/2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra. Điều này đã mở ra cơ hội tái sản xuất cho nghề nuôi cá vốn đã chịu nhiều thiệt hại, thua lỗ do dịch bệnh, giá cả bấp bênh trong thời gian qua.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong việc trả nợ như sau: Cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời gian đã được cơ cấu lại nợ); không thu lãi quá hạn, lãi phạt đối với các khoản nợ được cơ cấu.

Ngoài ra, đối với các khách hàng mất khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng sẽ được khoanh nợ trong 3 năm. Trong thời gian này vẫn tính lãi nhưng không thu của khách hàng, sau 3 năm khách hàng trả đủ gốc thì xóa lãi, nếu không trả được nợ gốc thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Hầu hết người dân nuôi cá tra cho rằng, quyết định 540 như “cứu cánh” để giúp bà con khôi phục lại nghề nuôi. Bởi vì trước đây người nuôi thua lỗ không được khoanh nợ nên cũng chẳng được vay ngân hàng để tái sản xuất. Một số hộ chỉ còn cách bán ao hay cho thuê ao chứ không thể làm cách nào khác vì không có vốn.


Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Kiệt Quệ Vì Tôm Kiệt Quệ Vì Tôm