Tôm thẻ chân trắng Đối phó bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Đối phó bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Publish date Friday. May 8th, 2015

Đối phó bệnh EMS/AHPNS trên tôm

Tại hội thảo “Chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm” vừa được tổ chức tại Tiền Giang, TS Chalor Limsuwan (Hiệp hội Thủy sản Thái Lan) cho biết, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm ở giai đoạn 15 - 50 ngày đầu sau khi thả giống và không liên quan gì đến các bệnh thông thường trên tôm khác (như đốm trắng, đầu vàng, teo gan). Tôm bị EMS/AHPNS thường chết trong giai đoạn 15 - 20 ngày sau khi thả giống.

Theo dõi những ao tôm bị bệnh EMS/AHPNS ở Thái Lan và Việt Nam, thấy tình trạng tôm chết khi chưa tới 30 ngày tuổi thường xảy ra ở những ao thả tôm giống có chất lượng không tốt do ấu trùng được ương với mật độ quá cao, ao sử dụng nhiều chế phẩm sinh học suốt quá trình chuẩn bị nước và trong 30 ngày đầu sau khi thả giống (làm giảm pH và độc tố dưới dạng khí NH3).

Thực nghiệm cho thấy, khi pH thấp thì tôm lột xác nhiều hơn so với điều kiện bình thường, khiến sức khỏe yếu, tôm chết sau khi lột xác (với hiện tượng vỏ tôm mềm và cơ thịt có màu trắng đục).

Đối với tôm chết trong giai đoạn 30 - 50 ngày tuổi, hội chứng EMS/AHPNS thường xảy ra ở những ao có sự chuẩn bị nước ao nuôi không tốt, như: độ trong của nước trong ao cao dẫn đến sự phát triển của tảo đáy, pH và độ kiềm giảm do mưa; quạt nước được bố trí và vận hành không hợp lý dẫn đến thiếu ôxy hòa tan trong khu vực bùn đáy ao.

Cùng nhận định trên, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho rằng, hội chứng EMS/AHPNS gây chết tôm là sự kết hợp hai yếu tố, đầu tiên là do độc tố làm mất chức năng gan, sau đó nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ xâm nhập gây tôm chết hàng loạt và lan rộng. Nguyên nhân là do cải tạo và chuẩn bị ao nuôi không đúng kỹ thuật, khu nuôi không có ao lắng, mùa vụ thả giống chưa thích hợp, không kiểm soát được sự nở hoa của tảo và mật độ vi khuẩn, xử lý nước và sử dụng thức ăn không đúng kỹ thuật, lạm dụng chế phẩm sinh học.

Để phòng ngừa hội chứng EMS/AHPNS, theo TS Chalor Limsuwan, người nuôi nên dùng tôm giống PL12 hoặc lớn hơn, có chất lượng tốt; nên dùng hóa chất để xử lý nước; không dùng chế phẩm sinh học trong suốt tháng đầu thả nuôi. Ao nuôi cần duy trì pH 7,8-8,2; độ kiềm lớn hơn hoặc bằng 100mg/l (ppm), nồng độ ôxy hòa tan 4mg/l và duy trì màu nước suốt quá trình nuôi.

Thăm sàng ăn của tôm, nếu thấy một vài cá thể tôm có biểu hiện hội chứng EMS/AHPNS, người nuôi cần ngừng cho tôm ăn 2 - 3 ngày để giảm hoạt động hệ thống gan tụy của tôm, sau đó cho tôm ăn trở lại với liều lượng giảm tương ứng sức khỏe tôm nuôi. Cùng đó, người nuôi cần nâng pH để tôm giảm lột vỏ và duy trì sức khỏe tôm, đồng thời bổ sung khoáng chất để nâng sức đề kháng cho tôm.

Tags: benh EMS/AHPNS tren tom, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Kinh nghiệm nuôi tôm mùa mưa lũ Kinh nghiệm nuôi tôm mùa mưa lũ Nuôi tôm theo công nghệ nano hướng mới từ nuôi tôm theo công nghệ nano Nuôi tôm theo công nghệ nano hướng mới…