Mô hình kinh tế Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Publish date Wednesday. December 3rd, 2014

Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Cùng với cây mắc ca, huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng đã triển khai mô hình thí điểm nuôi cá tầm. Đây là mô hình đầu tiên của Quảng Ngãi với vật nuôi này.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Được biết sau một thời gian tìm hiểu, đánh giá và so sánh khá kỹ nguồn nước, điều kiện khí hậu của địa phương..., chính quyền Sơn Tây đã quyết định triển khai mô hình nuôi cá tầm, với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Theo đó trên diện tích ao nuôi thí điểm 100m2 ở chân núi Mang He, Trạm Khuyến nông huyện thả khoảng 500 con cá tầm giống, với trọng lượng 70g/con, do Công ty liên doanh Việt-Nga có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh cung cấp. Sau khi thả vài ngày thì có khoảng 3-5 con bị chết vì vận chuyển xa, còn lại đến nay số còn lại phát triển rất tốt.

Ông Quí cho biết: So với số tỉnh lân cận đã nuôi thì Sơn Tây được các chuyên gia Nga đánh giá cao hơn về điều kiện khí hậu để nuôi cá tầm. Đặc biệt là nguồn nước, một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến vật nuôi này. Bởi lẽ, ngoài chưa bao giờ bị cạn kiệt, nhiệt độ nước duy trì trong hồ nuôi được đưa về từ suối Mang He ở mọi thời điểm trong năm luôn nằm mức lý tưởng nhất là 18-23 độ.

Theo tính toán, với những ưu điểm này, chỉ trong thời gian nuôi khoảng 8 tháng, cá tầm sẽ đạt trọng lượng từ 2,5-3kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí thì ước tính lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Theo ông Quí, sở dĩ chọn vật nuôi này là bởi nhu cầu tiêu thụ cá tầm trên thị trường rất lớn. Bên cạnh đó, cá ít bệnh và kỹ thuật nuôi không quá khó. Còn nguồn thức ăn là những thứ bán sẵn trên thị trường địa phương như cám tổng hợp, cá vụn và có thể tự làm tại chỗ như trùn quế... Việc đầu tư chỉ tốn kém ở lần đầu (đào hồ nuôi), còn sau đó rất ít. “Sau khi mô hình nuôi cá tầm có hiệu quả, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai, nhân rộng cho người dân” - ông Quí cho biết.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/ngon-sach-la/dua-ca-tam-len-huyen-mien-nui-son-tay-508745.html


Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập…