Hai phương pháp nuôi bào ngư thương phẩm
Nuôi lồng trong bể xi măng
Bể nuôi: Bể xi măng có hình chữ nhật, diện tích 10 x 2 x 1m, có mái che nắng, xung quanh để trống, có một hộc nhỏ để lọc nước biển chảy tuần hoàn. Nước nuôi đảm bảo độ mặn 30 - 35‰; pH 7,6 - 7,8; ôxy hòa tan >= 5mg/lít; nhiệt độ 26 - 300C.
Lồng nuôi: Sử dụng lồng nhựa, hình chữ nhật, có lỗ. Kích thước lồng 50 x 40 x 30cm treo trong bể hoặc xếp chồng lên nhau cách đáy 20cm.
Mật độ thả giống: Thả 50 - 100 con/ lồng với giống có kích cỡ lớn hơn 10mm; khi bào ngư đạt kích thước 20 - 25cm thì san nuôi với mật độ 30 con/lồng.
Cho ăn và chăm sóc: Dùng rong mơ hoặc rong câu chỉ vàng thái vụn (1cm), 3 - 4 ngày cho ăn một lần. Duy trì dòng nước chảy tuần hoàn trong bể với mức độ vừa phải (khoảng 10 lít/phút) giúp kích thích bào ngư ăn mồi và sinh trưởng. Thay nước hằng ngày 20 - 30cm, vệ sinh bể, lồng sạch sẽ. Hằng tháng thay 100% nước và thay lồng chuyển sang bể nuôi mới.
Sau 9 - 10 tháng nuôi, bào ngư đạt kích cỡ thương phẩm
Nuôi bằng lồng treo ngoài biển
Chọn vị trí đặt lồng: Lồng nuôi đặt nơi tương đối kín gió, không có sóng lớn, xa cửa sông, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, đặc biệt vào mùa mưa. Độ mặn khu vực đặt lồng ổn định 30 - 35 ‰, độ sâu 6 - 8m.
Lồng nuôi: Sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ (3 - 4mm), kích thước 50 x 40 x 30cm có dùng móc nhựa gài nắp để tiện kiểm tra và cho ăn. Lồng được treo trên bè nổi cách nhau 0,5m và ở độ sâu 2 - 5m. Bè nổi thiết kế giống bè nuôi tôm, cá biển; có thể nuôi bào ngư ở trên, nuôi tôm hùm ở dưới. Bè được thiết kế di động để thuận tiện di chuyển khi cần thiết.
Mật độ thả giống: Nuôi với mật độ 50 - 100 con/lồng (cỡ 10mm trở lên). Khi bào ngư đạt 20 - 25 mm san lồng nuôi mật độ 30 con/lồng.
Cho ăn và chăm sóc: Dùng rong mơ, rong câu chỉ vàng thái vụn, 3 - 4 ngày cho ăn 1 lần và cho ăn dư thừa.
Định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 lần/tuần, vớt thức ăn thừa, bào ngư chết ra khỏi lồng, cọ vệ sinh lồng. Sau một tháng tiến hành thay lồng nuôi mới, lồng cũ vệ sinh để dùng cho lượt nuôi khác.
>> Bào ngư (ốc cửu khổng) là tên gọi chung các loài thân mềm chân bụng trong chi duy nhất Haliotis. Trong đó, có 2 loại chủ yếu phân bố tự nhiên ở Việt Nam với số lượng lớn là bào ngư vành tai (Haloitis asinina) và bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao