Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrieng (Thái Lan) và biện pháp phòng ngừa
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn trái luôn gia tăng và mở rộng, trong đó cây Chôm chôm (Nephelium lappaceum Linn) là cây được trồng với diện tích khá lớn. Theo ghi nhận của Viện Cây ăn quả miền Nam hiện có 12 giống thương phẩm trồng ở các tỉnh phía nam, trong đó giống chôm chôm Java chiếm hơn 70% diện tích.
Trong ảnh: Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrieng.
Bên cạnh đó, từ năm 1986, chôm chôm Ronrieng của Thái Lan được nhập nội và trồng ở nước ta làm đa dạng hóa giống cây trồng ở địa phương. Theo kết quả đánh giá và tuyển chọn giống chôm chôm Ronrieng của Đào Thị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu (2003), giống chôm chôm Ronrieng có đặc tính sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa và đậu trái, khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tương đương với giống chôm chôm nhãn, ít sâu bệnh có khả năng phát triển trong điều kiện Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ . Còn theo Muchjajib (1990) chôm chôm Ronrieng cây có kích thước trung bình, tán dạng tròn, số trái trên chùm từ 12-13 trái, trọng lượng trái trung bình 40-50 gram, vỏ trái mỏng màu đỏ khi chín, ngọn râu màu xanh, thịt trái dày màu trắng, vị rất ngọt, tróc tốt, độ brix từ 18-21%.
Từ những kết quả ghi nhận trên, hiện nay giống chôm chôm Ronrieng đã được nhà vườn biết đến nhiều, bên cạnh đó trái chôm chôm Ronreing lại được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Do đó, những năm gần đây diện tích trồng cây chôm chôm Ronrieng cũng không ngừng gia tăng. Riêng trong năm 2012, nhu cầu thay giống và trồng mới của cây chôm chôm Ronrieng trên địa bàn huyện Chợ Lách tăng hơn 60 ha, trong khi đó cây chôm chôm nhãn nhu cầu thay giống không quá 03 ha.
Giống chôm chôm Ronrieng tuy có nhiều ưu điểm về sinh trưởng, dễ ra hoa, đậu trái, phẩm chất ngon, giá trị thương phẩm cao…nhưng hạn chế lớn nhất hiện nay mà nhà vườn rất băn khoăn và thiếu an tâm đó là hiện tượng nứt trái.
Với đặc tính vỏ mỏng nên hiện tượng nứt trái trong quá trình canh tác là khó tránh khỏi. Theo ghi nhận thì hiện tượng nứt trái chôm chôm Ronrieng thường xảy ra trong giai đoạn trái bắt đầu có cơm (hay còn gọi là qua cơm) từ tuần thứ 8,9 và giai đoạn trái lớn nhanh vào tuần thứ 10-13 sau khi đậu trái kết hợp với điều kiện cây trong giai đoạn mang trái mà bị thiếu nước, trời nắng nhiều và sau đó có những đám mưa to.
Như vậy, hiện nứt trái chôm chôm Ronrieng là do sự trương nước ở tử y (cơm trái) với áp lực lớn và đột ngột làm cho phần cơm phình to, bên cạnh đó vỏ lại mỏng nên sức căng của vỏ bị phá vở làm trái bị nứt làm hai lồi phần cơm trái ra ngoài.
Để khắc phục tốt hiện tượng trên đòi hỏi phải có những giải pháp canh tác đồng bộ ngay từ giai đoạn sau khi đậu trái.
Chôm chôm Ronrieng cũng như các giống chôm chôm khác, thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch khoảng 15-16 tuần. Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8, trọng lượng trái tăng chậm do đây là giai đoạn hình thành trái, trái chủ yếu tạo vỏ, râu và hạt. Từ tuần thứ 9 bắt đầu hình thành cơm và trọng lượng trái bắt đầu tăng nhanh đến tuần thứ 14,15 trái hoa cà và chín.
Từ đặc tính phát triển trái như trên, để hạn chế hiện tượng nứt trái sau này, cần đặc biệt quan tâm giai đoạn hình thành trái (tạo vỏ) từ tuần 1-8, mục đích là làm cho vỏ dày, cuống to lên. Do đó, khi sử dụng phân bón cần tăng cường lượng Lân và kali cao hơn so với đạm. Đến giai đoạn trái có cơm và lớn nhanh, ngoài lượng đạm cao cũng nên chú ý đến việc sử dụng Canxi phun định kỳ qua lá nhằm làm cho vỏ trái thêm cứng chắc, khi trái hoa cà đều cần tăng cao lượng kali để tăng chất lượng trái.
Bên cạnh việc sử dụng phân bón hợp lý thì chế độ nước là yếu tố cực kỳ quan trọng, nếu thiếu nước trong giai đoạn cây mang trái thì trái không lớn, gây ra hiện tượng cháy lá, còn chế độ nước thất thường thì gây hiện tượng nứt trái. Do đó, việc làm thế nào mà trong điều kiện mùa nắng, cây lại mang trái luôn được đầy đủ nước, để khi có mưa to cây cũng không bị sốc nước thì hiện tượng nứt trái sẽ không xảy ra. Giải pháp tốt nhất là xả nước cho ngập bờ mương, còn không có điều kiện thì nên tưới nước thật đầy đủ và thường xuyên kết hợp phun đều lên trái (lưu ý nguồn nước phải sạch), bằng không thì nên đậy gốc trong giai đoạn trái lớn nhanh khi trời sắp đổ cơn mưa
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao