Tôm thẻ chân trắng Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi

Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi

Publish date Saturday. June 6th, 2015

Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi

Tính đến tháng 12/2013, tổng số tàu trong toàn tỉnh là 4010 chiếc, trong đó số tàu cá có công suất >= 90 cv là 1151 chiếc chiếm 28,70%; hoạt động và khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ở tỉnh ta đang bị giảm sút nhất là nguồn lợi thủy sản ven bờ. Năng suất đánh bắt của một số nghề chủ lực có xu hướng giảm dần, đặc biệt các loại nghề hoạt động ở các vùng nước ven bờ. Tàu thuyền tăng nhanh về số lượng và kích cỡ, song ngư trường khai thác hầu như chưa được mở rộng, trong khi đó số lượng tàu thuyền khai thác ở vùng ven bờ và vùng lộng vẫn chiếm phần lớn, vì vậy dẫn đến tình trạng mật độ tàu thuyền hoạt động ở vùng biển ven bờ, vùng lộng quá cao.

Nhiều loài thuỷ sản quí, hiếm đã xuất hiện những dấu hiệu đe dọa biến mất của một số loài thuỷ sản có giá trị cao. Trữ lượng hải sản trong vùng biển ven bờ đã giảm đáng kể, nhất là các loài cá nổi nhỏ, mực và tôm biển. Sự suy giảm nguồn lợi hải sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt, doanh thu của các hoạt động khai thác thấp dần.Vì vậy vươn khơi khai thác là một trong những giải pháp cấp thiết.

Thực hiện quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ An “Về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015”, Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác từ vùng lộng sang vùng khơi năm 2013 với 07 mô hình chuyển từ các nghề lưới kéo, lưới rê, nghề mành khai thác thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng sang các nghề giã kéo, nghề rê cá lượng, nghề vó chụp 2 sào khai thác vùng biển xa bờ , trong đó: Thị xã Hoàng Mai: 02 mô hình; huyện Diễn Châu: 01 mô hình và Thị xã Cửa Lò 04 mô hình với tổng kinh phí là 590.000.000 triệu.

Đây là một giải pháp nhằm khuyến khích và cổ vũ tinh thần để ngư dân đầu tư vươn khơi khai thác; từng bước phát triển mạnh được đội tàu khai thác thủy sản xa bờ, mở rộng ngư trường khai thác, nâng cao hiệu quả khai thác, tạo công ăn việc làm cho ngư dân; giảm dần áp lực khai thác thủy sản ở các vùng biểnven bờ và vùng lộng; khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Tags: khai thac thuy san, vung khoi, danh bat thuy san


Related news

Môi trường là yếu tố dẫn đến Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) Môi trường là yếu tố dẫn đến Hội… Tăng cường kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực nội đồng Tăng cường kiểm tra bảo vệ nguồn lợi…