Tôm thẻ chân trắng Môi trường là yếu tố dẫn đến Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS)

Môi trường là yếu tố dẫn đến Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS)

Publish date Saturday. June 6th, 2015

Môi trường là yếu tố dẫn đến Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS)

Vào thứ Ba, những người nuôi tôm ở khu vực Đông Nam Á đã tìm được công cụ mới để chống lại “Hội chứng tôm chết sớm“ (Early Mortality Syndrome – EMS) đã hoành hành nông trại của họ trong năm nay.

Một nghiên cứu mới của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance – GAA) chỉ ra rằng dịch bệnh này sẽ bùng phát mạnh khi nồng độ PH trong nước ao tăng trong khoảng 8.0-8.5

Trại nuôi tôm Agrobest Sdn. Bhd đã thực hiện nghiên cứu với sự hỗ trợ của trường đại học Kinki cùng với Hội Nghiên cứu Quốc gia về nuôi trồng Thủy sản tại Nhật Bản, và các nhà nghiên cứu hiện đang chuẩn bị đầy đủ cả các kết quả để công bố trên một tạp chí có bình duyệt.

Tạp chí The Global Aquaculture Advocate, một tạp chí được phát hành 2 lần trong một tháng của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA), sẽ trình bày nội dung nghiện cứu trong ấn bản tháng Bảy-Tám.

Về mặt kỹ thuật EMS được biết đến như là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), và nó đã ảnh hưởng rộng rãi trên toàn khu vực Đông Nam Á, và được xem như là nguyên chính dẫn đến việc sản lượng tôm của Thái Lan đã giảm hơn một nữa so với năm ngoái.

Theo GAA thì kết quả nghiên cứu đang rất khả quan vì nó cung cấp cho người nuôi tôm một công cụ hỗ trợ giúp cải thiện khả năng kiểm soát dịch bệnh trong ao nuôi.

Jim Gulkin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Hiệp hội các nước xuất khẩu Đông Nam Á, Siam Canada cho biết: Hậu quả của Hội chứng tôm chết sớm EMS hết sức nghiêm trọng, Thái Lan hiện được kỳ vọng chí có thể sản xuất được khoảng 200,000 tấn tôm thành phẩm trong năm nay.

Gulkin đã từng cho rằng ngành công nghiệp này của Thái Lan có thể sản xuất được từ 350.000 – 375.000 tấn thành phẩm và trong trong năm nay sản lương có thể dưới 350,000 tấn. Trong khi sản lượng của năm 2012 là 425.000 – 475.000 tấn.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Gulkin trên báo Undercurrent News vào ngày 12/06 thì hiện giờ sản lương mục tiêu đã được xác định lại và giảm xuống còn 200,000 tấn hoặc tối đa có thể đạt được là: 300.000 tấn. Và ông còn nói rằng : “Nhiều khả năng là: 220.000 – 250.000 tấn“.

Theo thông tin từ tạp chí Undercurrent vào thứ ba thì một nhân vật trong ngành công nghiệp ở Châu Âu cho rằng hậu quả của hội chứng EMS dường như sẽ còn ành hưởng trong một khoảng thời gian dài nữa.

Và nguồn thông tin này cũng nhận định rằng: “Những ảnh hưởng sẽ kéo dài rất lâu, tùy thuộc vào mô hình sản xuất khác nhau ở những đất nước khác nhau, và tốt nhất chúng ta chỉ có thể trông đợi sản lượng ở một mức thấp hơn”.

Nguồn: Undercurrent News, 11/07/2013

Biên dịch: VÂN ANH

Biên soạn: AQUATEC.VN

Tags: hội chứng tôm chết sớm, early mortality syndrome, EMS, bệnh chết sớm trên tôm, bệnh tôm chết sớm, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, AHPNS, EMS/AHPNS


Related news

Lợi ích của máy cho tôm ăn tự động Lợi ích của máy cho tôm ăn tự… Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy…