Học nghề bài bản, đút túi nửa tỷ đồng/năm
Có học có hơn
Đến thăm trang trại lợn nái ngoại của ông Đào Duy Hòa, thôn Phong Lượng, xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) mới biết ông vừa là nông dân kiêm “bác sĩ thú y”.
Ông Hòa cho hay, năm 2012, sau khi gia đình bỏ vốn đầu tư xây dựng trang trại lợn, ông đăng ký học lớp nghề chăn nuôi thú y tại TT HTDN ND tỉnh. Sau 3 tháng theo học, với lượng kiến thức nắm được, ông áp dụng cho trang trại nuôi lợn của mình và hiệu quả thấy rõ, lợi nhuận tăng. Hiện trang trại nuôi lợn của ông rộng 6.000m2 với 30 lợn nái ngoại.
Bình quân mỗi năm ông Hòa xuất chuồng 500 - 600 con lợn thịt, “bỏ túi” hơn 1 triệu đồng/con sau khi trừ chi phí. Qua lớp dạy nghề, ông Hòa còn học được cách phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn. Ông tự liên hệ với các đại lý thuốc thú y, mua vaccine về và tự tiêm phòng cho lợn.
“Theo đúng quy trình đã học được ở lớp mà áp dụng thôi. Cứ 21 ngày, tôi lại tiêm phòng cho từng con lợn ngừa các loại dịch bệnh. Nếu không cẩn thận, khi xảy ra dịch có thể mất sạch. Vì thế, tôi không dám chủ quan hay lơ là trong khâu phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn…”- ông Hòa thổ lộ.
Hội Nông dân là kênh kết nối
"Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm chúng tôi mở được 8 lớp dạy nghề và tập huấn kiến thức trồng trọt, chăn nuôi với số lượng hơn 1.000 lượt hội viên tham gia”.
Ông Nguyễn Xuân Hùng
Ở trang trại của ông Hòa, 1 điều hay nữa là không chỉ tự tay làm “bác sĩ thú y” mà ông còn tự tay sản xuất, chế biến thức ăn cho đàn lợn. Sau khi học nghề, ông đầu tư thêm vốn, mua sắm máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
Ông chia sẻ: “Tôi quyết định đầu tư vốn mua máy nghiền, ép thức ăn viên cho lợn. Làm được điều đó, giá thành thức ăn cho lợn sẽ giảm 3.000 đồng/kg so với giá thị trường. Hơn nữa, mình chế biến được sẽ không sợ mua phải thức ăn có lẫn chất cấm hoặc hàng nhái, hàng giả...”.
Ông Nguyễn Xuân Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Phong cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có 10 hộ ND đầu tư mua sắm máy chế biến thức ăn cho gia súc. Nhờ được học nghề, nhiều hộ ND ở Quảng Phong được bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi và làm ăn rất tốt. Khi những người như ông Hòa đi học về, có kiến thức, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho người khác. Xã Quảng Phong hiện đã có 13 trang trại chăn nuôi lợn và 1 trang trại chăn nuôi bò quy mô hàng hóa. “Không chỉ riêng lĩnh vực chăn nuôi, hàng năm Hội ND xã còn đấu mối với huyện Hội và TT HTDN ND tổ chức mở lớp tập huấn, dạy nghề khác cho hội viên”- ông Hùng cho hay.
Đánh giá về hiệu quả của chương trình dạy nghề cho ND, ông Đào Duy Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Phong khẳng định: “Công tác dạy nghề của Hội ND tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, giúp người dân làm ăn có hiệu quả rõ rệt. Từ năm 2010 đến nay, tại địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng nhờ bà con được tham gia các lớp dạy nghề, tập huấn, nắm vững kiến thức phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Nếu thông qua kênh Hội ND mà mở được nhiều lớp tập huấn và dạy nghề hơn nữa, nông dân sẽ có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển sản xuất và tạo được sự gắn kết giữa ND với tổ chức hội”.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao