Tin nông nghiệp Kohitur, giống xoài vua ở Tây Bengal

Kohitur, giống xoài vua ở Tây Bengal

Author Khởi Thức (theo TGTT), publish date Friday. August 10th, 2018

Kohitur, giống xoài vua ở Tây Bengal

giống xoài quý và mong manh đến độ phải cẩn thận dùng tay hái từng trái và quấn bằng bông gòn, được phó vương (nawab) Bengal phát triển vào cuối thế kỷ 18.

Xoài Kohitur đang làm thủ tục xin cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là giống xoài quý chỉ xuất sang vùng Vịnh.

Bộ Công Thương Ấn Độ vừa cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (GI) cho giống xoài Kohitur, được cho là giống xoài giá cao nhất, là “vua” của các loại trái cây được tạo ra dưới triều nawab Siraj-ud-Daulah chỉ dành cho hoàng tộc, còn hiện nay được bán tới 1.500 rupee (gần 22 USD) mỗi trái.

Giá đó hầu như ngoài tầm với của hầu hết mọi người, chỉ trừ các bậc vua chúa mới có cửa để ăn.Vì lẽ đó mà chính quyền Tây Bengal đang nỗ lực “cứu và phổ biến thứ trái cây ưa thích của nawab thành Murshidabad ra khắp thế giới”.

“Kohitur là giống xoài duy nhất xuất xứ từ Tây Bengal, chỉ có thể tìm thấy tại huyện Murshidabad.Chúng tôi muốn cứu giống quý này. Hiện nay đã đăng ký chứng nhận GI cho xoài Kohitur. Hy vọng sẽ được cấp”, Gautam Roy, phó giám đốc phòng canh nông Murshidabad nói.

Chứng nhận GI bảo đảm cho những người đăng ký được dùng tên của sản phẩm. Loại xoài hiếm và đắt giá hiện được bang Tây Bengal trưng bày và bán như một báu vật tại lễ hội xoài đang diễn ra ở Janpath.

“Truyền thuyết kể rằng, Siraj ud-Daulah, một người rất sành xoài, đã tập hợp các cây giống xoài ngon nhất từ khắp vương quốc về trồng trong khu vườn của ông ở Murshidabad.Thậm chí, ông còn cắt cử một số các chuyên gia lai tạo xoài nghiên cứu và lai tạo các giống xoài khác nhau, để tạo ra các giống mới.Những chuyên gia này được trọng dụng như cửu vị Navratnas của hoàng đế Akbar, Ấn Độ. Giống Kohitur được tạo ra vào thuở đó và là giống ưa thích của nawab”, Roy khẳng định.

Kohitur được cho rằng, một chuyên gia lai tạo hoàng gia tên là Hakim Ada Mohammadi tạo ra, bằng cách cho lai giữa giống Kalopahar và một giống khác, Roy nói. Mặc dầu giống Kalopahar, (tên được gọi theo màu da trái xoài xanh đen, bây giờ đã tuyệt chủng), giống Kohitur tiếp tục phát triển, nhưng số lượng đang giảm dần. Theo những người trồng xoài Kohitur, chỉ có từ 10 – 15 người trồng và chỉ còn 25 – 30 cây xoài Kohitur sót lại ở huyện Murshidabad, dù chính quyền đang cố gắng để cứu giống xoài này.

“Huyện này có hơn 200 vườn xoài, nhưng giống Kohitur chỉ được tìm thấy ở một số ít vườn.Những cây xoài này đã trên 150 năm tuổi. Những cây xoài lão mỗi mùa chỉ ra hơn 40 trái, không phải năm nào cũng ra trái.Điều đó làm cho xoài Kohitur là một trong các loại xoài giá cao nhất hiện nay”, Ashabul Mondol, một người trồng xoài, kể chuyện.

Mỗi trái xoài tại vườn có giá hơn 500 Rs, còn bán ở Kolkata, mỗi trái là 1.500 Rs. Mondol cho biết, quả xoài Kohitur “mong manh” đến độ khi nó chín muồi, phải hái bằng tay từng trái và quấn riêng từng trái bằng bông gòn. “Truyền thuyết kể rằng, các nawab bảo quản chúng bằng cách ngâm trong mật ong và nhờ vậy thời gian để dành lâu hơn”, Roy nói.

Để thưởng thức thứ hoàng gia ưa thích, hãy ăn xoài Kohitur giống như hoàng gia. Theo truyền thuyết, Kohitur không được cắt bằng dao kim loại, mà bằng dao tre để giữ được hương vị nguyên vẹn. Sau đó các nawab dùng những que tăm bằng vàng để găm xoài mà ăn.

Xoài Kohitur luôn chiếm giải nhất trong các lễ hội xoài.Nawab Siraj-ud-Daulah hồi đó hay dùng xoài này để đãi khách. Trong vương quốc của ông, xoài Kohitur được ngâm trong mật ong và bơ loãng để bảo quản cho đến mùa đông. Ở Murshidabad còn nhiều giống xoài khác như Champa, Bhabani và Molamjam (còn gọi là Mulayamjam) cũng rất ngon. Molamjam chỉ ăn khi chín cây mới thưởng thức được hương vị trọn vẹn của xoài. Dưới các triều nawab, xoài Molamjam được canh chừng để thu trái chín vào ban đêm. Xoài Champa có giá cao do mùi hương độc đáo. Nó được xuất khẩu sang các nước vùng Vịnh. Có ít nhất mười giống xoài ở Murshidabad ngon như: Kohitur, Molamjam, Champa, Bhabani, Saranga, Imam pasand (giống xoài này cũng tìm thấy ở Nam Ấn Độ), Batasa, Dil pasand, Chandan kosha (xoài có mùi hương gỗ trầm), Anaras (hương dứa)… Xoài trứng “mặt trời” của Nhật mới đây được bán giá cao nhất tại một cuộc đấu giá, nhưng trái xoài ấy không là gì cả, thua xa xoài Ấn Độ về cả hương lẫn vị. Khách có thể tìm thấy nhiều giống xoài cao cấp ở bất cứ chợ nào của Nhật, nhưng không thể tìm thấy Kohitur. Theo quora


Cải thiện sinh kế từ mô hình khuyến nông hiệu quả Cải thiện sinh kế từ mô hình khuyến… Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh hiệu quả Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh hiệu quả