Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ - sản vật tiến vua ăn một lần mãi không quên
Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn cũng không khác nhiều so với các giống bưởi khác như có thể trồng bằng bầu cây, chiết, ghép cành đều cho quả sai trĩu cành, thơm ngon.
Quả bưởi Luận Văn cực thơm ngon, bán hút khách. Ảnh minh họa
Bưởi Luận Văn có nguồn gốc tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Giống bưởi này nổi tiếng vì là sản vật tiến vua, đặc biệt là thời hậu Lê. Ngoài giá trị kinh tế cực cao thì quả bưởi đỏ Luận Văn được xem là một biểu tượng của sự may mắn tài lộc nên được rất nhiều người dân lựa chọn trong việc thờ cúng những ngày lễ, Tết.
Một đặc điểm khác hẳn so với các loại bưởi khác đó là quả bưởi đỏ Luận Văn khi nhỏ có màu xanh, nhưng khi chín chuyển dần sang màu đỏ gấc. Vỏ quả, cùi quả, vỏ múi, có màu đỏ rất đẹp mắt, múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ngọt, hương thơm đặc trưng. Cũng chính vì giá trị kinh tế cao do sở hữu vị ngọt đậm đà, thơm ngon nên hiện được rất nhiều bà con khắp nơi áp dụng kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn này nhằm cải thiện đời sống kinh tế gia đình.
Kỹ thuật chọn giống bưởi đỏ Luận Văn
Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường thì giống cực kỳ quan trọng. Cây phải có nguồn gốc đặc sản địa phương, sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín có vỏ màu đỏ, ruột đỏ. Đối với cây bưởi chiết nên có đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Còn cây bưởi ghép nên có đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, đặc biệt là phải khỏe mạnh không bị sâu bệnh.
Thời vụ trồng cây bưởi đỏ Luận Văn
Thời gian thích hợp nhất để trồng cây bưởi đỏ Luận Văn này là vào 2 vụ mùa trong năm đó là vụ Xuân từ khoảng tháng 2, 3, 4 và vụ Thu Đông từ tháng 8, 9 ,10.
Đất trồng cây bưởi đỏ Luận Văn
Bưởi Luận Văn thích hợp nhất với đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất hoặc đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, tầng đất mặt dày trên 30 cm, tơi xốp và ẩm, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn
Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn làm sao để cho quả sai, thơm ngon và mang lại giá trị kinh tế cao, ổn định thu nhập cần thực hiện các bước kỹ thuật theo đúng quy trình, khoa học.
Trước hết cần làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ sau đó lên luống cách nhau 5m, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh. Công việc đào hố hố đắp ụ cũng khá quan trọng. Nếu đất xấu cần đào hố có kích thước là 80x80x60cm (rộng, dài, sâu). Nếu đất tốt nên đào hố là 60x60x50cm.
Để trồng cây bưởi đỏ Luận Văn đạt năng suất cao cần chọn giống tốt thuần chủng địa phương. Ảnh minh họa
Lưu ý, hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Sau đó trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt rồi cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc và tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng.
Người trồng cũng phải nên nhớ rằng đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách trồng cây là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào.
Cách chăm sóc cây bưởi đỏ Luận Văn
Việc chăm sóc cây bưởi đỏ Luận Văn cũng không mấy phức tạp chỉ cần áp dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng cây thì vấn đề chăm sóc lại cực kỳ đơn giản. Thời gian đầu trồng bưởi cần đáp ứng đủ lượng nước cho cây, tránh để cây bị héo sẽ rất dễ thất bại. Với việc bón phân cho cây cũng khá quan trọng giúp chúng sinh trưởng và phát triển nhanh do đó cần tiến hành bón phân chuồng hoai mục, phân lần cùng vôi bột. Tùy theo độ pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây bưởi đỏ Luận Văn
Trồng cây bưởi đỏ Luận Văn cũng cần quan tâm tới việc cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả. Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60 độ để khung tán đều và thoáng.
Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. Và cứ thế tiếp tục tạo cành cấp 3 để tạo quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn cần đặc biệt chú ý tới các loại sau bệnh hại cây như bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói, bệnh nấm... bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Để phòng trừ cần phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Thu hoạch và bảo quản
Sau 2-3 năm cây bắt đầu cho thu hoạch, một cây cho khoảng từ 30 đến 35 quả, đạt từ 4.500.000vnđ đến 6.000.000 vnđ/1 sào bắc bộ (120.000đ-150.000đ/quả). Năm thứ 4 một cây cho thu hoạch khoảng từ 40 đến 50 quả, đạt từ 6.000.000 đến 7.5000.000 vnđ/1 sào Bắc Bộ. Từ năm thứ 5 chở đi đến năm thứ 10 nếu chăm sóc tốt có thể đạt được từ 10.000.000 đến 15.000.000 vnđ/1 sào.
Để bảo quản cho bưởi luôn thơm ngon không bị hỏng thì địa điểm nơi cất giữ phải thoáng mát. Cát sạch được rửa bằng nước vôi trong, để ráo nước. Xếp ván, khung ván thủng ô hay ô chứa vào nơi bảo quản. Phủ lên bề ván, khung ván, ô chứa một lớp cát dày 8 -10 cm với chiều rộng phụ thuộc vào ô kho và số lượng quả bưởi cần bảo quản.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao