Lặc lày - cây xoá đói giảm nghèo ở xã Cư Yên
Một trong số cây hoa màu được chính quyền và người dân quan tâm nhiều đó là cây lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp mường) , trở thành cây kinh tế mũi nhọn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Trước đây quả lặc lày có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều vùng miền, nhưng lại là một món ăn đặc sản chỉ ở vùng cao mới có.
Qủa lặc lày là thứ quả được đồng bào người thái, mường trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc.
Nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, ở niềm xuôi cũng có rất nhiều nơi trồng được loại quả này.
Đây là giống cây thân leo, thoạt nhìn giống quả dưa chuột, nhưng nhỏ hơn, ăn mát và rất bùi.
Trước kia, đồng bào chỉ trồng vài gốc lạc lày quanh nhà với số lượng ít chỉ để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhưng hiện giờ cây lặc lày đã trở thành món ăn đặc sản, trở thành thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng Năm 2008.
xã Cư Yên được sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ, đã mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con trồng lặc lày theo phương pháp hữu cơ mang hiệu quả kinh tế cao.
Đây là phương pháp tận dụng phân chuồng hoai mục đã được ủ kỹ để chăm sóc cho cây mà không sử dụng đến bất cứ một loại phân bón hóa học nào.
Nhờ phương pháp này mà mỗi vụ thu hoạch người trồng lặc lày đã thu được nhiều quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của thị trường trong nước, trồng theo phương pháp này mức thu nhập có thể đạt từ 100-120 triệu đồng/ha/năm.
Trong vụ xuân hè năm nay dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương toàn xã Cư Yên đã trồng được 68ha hoa màu, trong đó 5ha là trồng cây lặc lày.
Cây Lặc lày được đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, được thị trường ưa chuộng và người tiêu dùng chấp nhận nên giá bán khá cao, nếu bán lẻ bà con bán được giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, còn đổ buôn với giá hiện tại 15.000đồng/kg.
Bà con xóm Rậm cho biết có ngày bán từ 2-3 tấn quả cho các thương lái từ khắp các nới đến thu mua.
Trừ chi phí, công chăm sóc người trồng Lặc lày vẫn có lãi gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa và các loại hoa màu khác.
Ông Hoàng Anh Đào - Chủ tịch xã Cư Yên cho biết: “Cây lặc lày đứng được trên đồng đất xã Cư Yên và giờ trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng.
Cây lặc lày trồng được hơn 10 năm nay, nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn”.
Cây lặc lày là loại cây rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây.
Mặt khác vốn đầu tư ít, kỹ thuật chăm sóc lại khá đơn giản nên nhanh chóng tạo được sức hút đối với nhiều hộ dân.
Cây lặc lày được trồng vào tháng 12, ra quả vào tháng 3.
Không giống với các loại cây thân leo, lặc lày thu hoạch liên tục trong vòng 3 tháng, cho năng suất cao.
Việc tiêu thụ lại thuận lợi bởi Sản phẩm hàng hoá làm ra đến đâu được bán hết đến đó.
Đôi khi việc cung không đáp ứng đủ cầu do một số cửa hàng rau, củ quả, khách sạn, nhà hàng trong huyện và Hà Nội nhận đặt mua với số lượng lớn.
Đặc biệt, cây lặc lày không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc trừ sâu độc hại và không sử dụng chất biến đổi gen.
Phân bón sử dụng cho cây lặc lày chủ yếu là những phế phẩm, rơm rạ, phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót.
Là loại cây ít khi bị sâu bệnh nên sản phẩm bán ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Nhờ trồng lặc lày mà bà con trong thôn, xóm nhiều hộ đã dư giả, có đồng ra đồng vào, thoát nghèo và vươn lên khá - giàu.
Theo thống kê hiện nay tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 3,65 %, thu nhập bình quân năm 2012 ước đạt 13,5 triệu đồng/người/năm.
Cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.
Gìơ đây, lặc lày không chỉ được trồng ở xã Cư Yên mà nhân rộng ra các xã trong huyện như: Nhuận Trạch, Tân Vinh, Hợp Hòa...
Sản phẩm làm ra của người nông dân
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao