Lợi Ích Của Nghề Nuôi Dông

Lợi Ích Của Nghề Nuôi Dông

Publish date Tuesday. March 5th, 2013

Lợi Ích Của Nghề Nuôi Dông

Trước đây vài ba mươi năm, nếu có ai bàn đến việc nuôi Dông (Kỳ Nhông), chắc sẽ bị mọi người chung quanh cực lực phản đối, không chừng có người còn mạnh miệng chê bai là…điên rồ, làm chuyện chẳng giống ai…

Con Dông sống theo vùng, những vùng có đồi cát như Ninh Thuận, Bình Thuận... Chỉ những dân cư ỗ vùng có Dông sinh sống mới biết nhiều về con Dông. Còn dân cư ở nơi khác, nhiều người chỉ nghe tên, chứ chưa thấy tận mắt hình thù con Dông như thế nào (?).

Đa sô người mình coi giá trị con Dông không hơn gì con... Cắc Ké. Vì vậy mới có cụm từ: “Cắc Ké Kỳ Nhông” hay “Kỳ

Nhông Cắc Ké”! Nghĩa đen của cụm từ này là coi Kỳ Nhông Cắc Ké là những con vật tầm thường, nhỏ nhoi, không được bao nhiêu tí thịt. Còn nghĩa bóng của cụm từ nầy ám chỉ hạng tầm thường, thậm chí hèn hạ, thấp kém không bằng ai! Vì vậy, trong dân gian mới có câu: “Đồ Kỳ nhông, cac ké!” hoặc “Thứ Cắc Ké Kỳ Nhông đó chấp nhất làm gì!”...

Còn dân cư ở trong vùng có Dông sinh sông thì liệt chúng vào loại có hại cho nhà nông cần phải được tận diệt, bài trừ, như họ thường xuyên bài trừ chuột bọ, ruồi muõi, kiến mối vậy.

Sở dĩ nhà nông thù ghét con Dông vì chúng ưa tìm đến các vùng nương rẫy trồng các thứ dậu mè, dưa, bắp và các ruộng mạ để tìm ăn sạch những hột giống vừa nẩy mầm cho đến những cây con mới lên cao khỏi mặt đất độ năm bảy phân, mười lăm phân... Do đó, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào việc cày bừa, cuốc xới dọn đất gieo trồng bắp đậu... nông gia đã lo đến việc diệt Dông bằng đủ mọi cách. Có nhà còn mướn người ngoài săn bắt với tiền công tính từng con, từng chục hoặc cân kí lô theo giá cả hai bên thỏa thuận trước...

Ngày xưa thì vậy, nhưng nay việc nuôi Dông là việc nên làm, là nghề mới dễ làm giàu. Vì, thịt Dông ngày nay rất có giá và có thị trường tiêu thụ mạnh. Ngày nay, thịt Dông đắt gấp mấy lần thịt heo, thịt bò và không dễ hễ có tiền là mua được! Trong tương lai, thịt Dông có thể sẽ là nguồn thực phẩm quí để nuôi sông con người.

Được biết, hiện nay trên thê giới, nhiều nước đã trở nên giàu có với việc nuôi các loài côn trùng như dế, bò cạp và nhiều loại côn trùng hoang dã khác để làm thực phẩm nuôi sông con người.

Theo tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xác nhận có khoảng 1.400 giống côn trùng có đủ phẩm chất có thể dùng làm thực phẩm nuôi sống con người. Chính tổ chức FAO cũng khuyến cáo mọi người sống trên hành tinh này nên tập làm quen dần đến việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ côn trùng này. Sự lo xa như vậy thiết nghĩ không phải là vô bổ. Vì như ta đã biết, nguồn thực phẩm thủy sản nuôi sống chúng ta từ trước đến nay đang càng ngày càng bị cạn kiệt dần do nạn khai thác đánh bắt I bừa bãi của một số đông người hám lợi trong thời gian gần đây.

Thế nhưng, tuy các giống côn trùng hội đủ phẩm chất bể duững dùng làm thực phẩm nuôi sống chúng ta thì nhiều, nhưng trữ lượng có sẵn của chúng trong thiên nhiên chắc chắn cũng có hạn, không thể đáp ứng được 1 đầy đủ nhu cầu đòi hỏi càng ngày càng cao của nhân loại, nhất là trong giai đoạn bùng nổ dân sô trên thế giới càng ngày càng tăng. Vậy, thì cách tốt nhất là chúng ta phải bắt tay vào việc chăn nuôi các giống côn trùng này, như cách nuôi gia cầm, gia súc trước đây mới hy vọng tạo dủ nguồn thức ăn để sống sau này, khỏi lo sợ thiếu đói.

Được biết, giữa tháng 12 năm 2007, tổ chức Lương Nông Quốc tế FAO đã bắt tay vào việc lập một cơ sở nuôi côn trùng hoang dã đâu tiên tại Chiang Mai (Thái Lan) coi như là một thí điểm để mọi người bắt chước làm theo. Thế nhưng, trước thời điểm đó khá lâu, nhiều quốc gia láng giềng của ta, nhiều nông dân cấp tiến đã bắt tay vào nghề mới mẻ này rồi, và thành công đã mỉm cười với họ.

Bây giờ, xin trở lại vấn đề nuôi con Dông.

Nuôi Dông, như phần trên đã nói, là nghề chăn nuôi rất mới tại nước ta nên ít người biết đến. Tuy gọi là mới mẻ, nhưng thời gian vài ba năm gần đây đã có nhiều địa phương - nhất là các địa phương có con Dông sinh sống như Ninh Thuận, Bình Thuận... nhiều nông dân đã manh dạn lập chuồng trại nuôi Dông thử nghiệm. Và công sức bỏ ra của họ đã được đền bù xứng dáng.

Tính con Dông tuy rất nhút nhát, vừa nhác thấy bóng người đến từ xa, chúng đã lủi chạy xuống hang sâu hay chui vào bụi rậm, nhưng lạ là con vật dễ nuôi, sinh sản trong môi trường nuôi nhốt nên mau sinh lợi. Và, nhiều người gọi đó là nghề... làm chơi ăn thiệt.

Thân mình con Dông cũng không nhỏ, nó không ít thịt như nhiều người ngộ nhận.

Với Dông sống hoang dã, ở vào lứa tuổi trưởng thành, thân mình con nào cũng to bằng cườm tay người lớn, chiều dài đến năm sáu tấc (kể cả đuôi). Với Dông lởn này chỉ vài ba con cũng cân nặng đến cả kí. Còn Dông nuồi, do được ăn uống đầy đủ nên mau lớn và mập mạp hơn nhiều. Vì vậy, nuôi Dông để tạo nguồn thực phẩm nuôi sống con người là nghề mau sinh lợi, dễ làm giàu...

Nuôi Dông không đòi hỏi kỹ thuật nhiêu khê, khó khăn, do dó bất cứ ai cũng có thể bắt tay vào nghề được.

Ngoài việc cần có mặt bằng đủ rộng để nuôi, người nuôi Dông cần biết cách thiết lập chuồng trại đúng qui cách để cầm giữ vật nuôi, đồng thời cũng để bảo vệ vật nuôi khỏi bị nhiều kẻ thù của nó sát hại. Và, quan trọng hơn cả là người nuôi phải nắm vững tập tính của loài bò sát này...

Về nguồn lợi thì:

- Giai đoạn đầu: Sản xuất con giống để tăng bầy đàn cho đầy đủ số lượng cần nuôi. Sau đó, số dư ra sẽ bán lại cho những người vào nghề sau ta.

- Bước tiếp theo: Nuôi Dông thịt để cung ứng cho thị trường...


Mật Độ Nuôi Mật Độ Nuôi Kiểu Chuồng Nuôi Dông Kiểu Chuồng Nuôi Dông