Tin thủy sản Lợi thế của tôm Việt trong cuộc đua chế biến sâu

Lợi thế của tôm Việt trong cuộc đua chế biến sâu

Author Hải Đăng, publish date Wednesday. April 24th, 2024

Lợi thế của tôm Việt trong cuộc đua chế biến sâu

Các nước có lợi thế về tôm nguyên liệu giá rẻ như Ecuador và Ấn Độ đang chuyển hướng sang chế biến sâu. Tuy nhiên, Ấn Độ và Ecuador có thể phải mất 5 - 10 năm nữa mới đạt được trình độ chế biến tôm nước ta hiện nay.

Vị thế dẫn đầu về tôm chế biến của Việt Nam

Sau năm 2023 đầy khó khăn, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm tôm giá trị gia tăng là một trong những sách lược giúp các nhà chế biến xuất khẩu trụ vững. Người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian, nên các sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến ngày càng được chú ý. Khi tăng trưởng sản lượng nuôi trồng chỉ có giới hạn, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng sẽ là xu thế, giúp đạt được các mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu trong tương lai.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Hiện, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng đầu năm 2024 xuất khẩu tôm đạt 0,22 tỷ USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ 2023. Kết quả này phù hợp với dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), theo đó, xuất khẩu tôm năm 2024 có nhiều khả quan. Nhu cầu có thể hồi phục trở lại vào 6 tháng cuối năm, trong khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại. Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023.

Trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt thuộc cấp độ cao nhất trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Tôm Việt Nam đã vươn lên, chiếm lĩnh các thị trường, thị phần tôm cao cấp, nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Australia... Trình độ chế biến tôm của chúng ta đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú. Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh… Nhờ trình độ chế biến cao nên tôm Việt Nam đang có thị phần lớn nhất tại những thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Anh. Đồng thời, các sản phẩm giá trị gia tăng cũng giúp tôm Việt Nam duy trì được thị phần tại Mỹ trước sức ép cạnh tranh rất gay gắt của tôm Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Ngay tại Trung Quốc – thị trường chuyên nhập khẩu tôm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng nội địa, một số sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam cũng đang thâm nhập tốt. Điển hình như sản phẩm tôm sú luộc (hấp) với màu đỏ bắt mắt của một số nhà máy Việt Nam hiện đang được Trung Quốc mua rất nhiều.

Cuộc đua tôm chế biến

Gần đây các nước đều đã bắt đầu tham gia cuộc đua chế biến tôm. Cụ thể, ông lớn ngành tôm Ecuador là Sociedad Nacional de Galapagos đang tăng cường đầu tư cho dây chuyền sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng. Công suất dự kiến khoảng 91 tấn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu/ngày. Quyết định đầu tư này diễn ra trong bối cảnh giá tôm nguyên liệu tại Ecuador giảm sâu do nhu cầu yếu trong khi nguồn cung tăng.

Còn ngành tôm Ấn Độ đã đưa chương trình này vào chiến lược phát triển cách đây đã khá lâu. Từ đó, nhiều ý kiến lo ngại rằng vị thế ngành tôm của Việt Nam sẽ bị đe doạ. Bởi từ trước đến nay, chế biến sâu vẫn được coi là “vũ khí” để tồn tại trên thị trường thế giới vốn cạnh tranh khốc liệt về giá. 

Ecuador và Ấn Độ đang có giá thành tôm nguyên liệu rất rẻ, chưa kể vị trí địa lý cũng gần với những thị trường chính như EU và Mỹ. Nhất là trong khi căng thẳng biển Đỏ vẫn chưa hạ nhiệt, Việt Nam chịu sức ép rất lớn về chi phí vận chuyển và áp lực cạnh tranh trực tiếp về phân khúc cao cấp.

Trung Quốc có tới 1.000 nhà máy chế biến tôm

Trước kia Việt Nam nhập khẩu tôm nguyên liệu giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ về chế biến sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng đến nay Trung Quốc đã tự nhập nhập khẩu tôm giá rẻ của Ecuador, Ấn Độ về chế biến bán cho chính thị trường nội địa.

Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng do có quá nhiều nguồn cung giá rẻ từ Ấn Độ và Ecuador đổ vào thị trường này nên tôm Việt khó cạnh tranh về giá. Dù vậy, VASEP cho biết nhờ vị trí địa lý gần, các doanh nghiệp Việt sang Trung Quốc lại có lợi thế về chi phí vận tải do không phải đi qua biển Đỏ như các đối thủ.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn giữ được phân khúc cao cấp của tôm cỡ lớn. Trung Quốc vẫn có nhu cầu cao với tôm sú nguyên con vì người tiêu dùng thích tôm to, đặc biệt là giới nhà giàu. Loại tôm này chủ yếu được nuôi quảng canh nuôi dài ngày 6 - 9 tháng ở Việt Nam, tại vùng Cà Mau, Bạc Liêu.

Việt Nam vẫn duy trì lợi thế

Trong hàng nghìn nhà máy chế biến tại Ấn Độ đa phần công suất chỉ ở mức vừa phải, khó tổ chức sản xuất để có nguồn hàng lớn cung ứng để các tổ chức phân phối, tiêu thụ lớn ở những thị trường chính. Gần chục năm nỗ lực cho việc nâng cao công nghệ chế biến, ngành tôm Ấn Độ đã có những thành tựu ban đầu, nhưng mức độ vẫn còn thua xa ngành tôm Việt Nam.

Còn với Ecuador có lợi thế nhiều doanh nghiệp gia tộc có năng lực tài chính lớn. Nhưng họ bị hai áp lực là phải chế biến hết lượng tôm nguyên liệu quá lớn và lao động ngành chế biến thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, làm hàng chế biến sâu mất nhiều thời gian hơn, đòi hỏi trình độ lao động trong sản phẩm nhiều hơn, thậm chí gấp đôi hàng chế biến bình thường.

Giả sử các đối thủ đuổi kịp về trình độ chế biến thì ngành tôm Việt cũng sẽ có những bước tiến mới. Do đó, Việt Nam sẽ luôn giữ được khoảng cách nhất định về đẳng cấp chế biến với họ. Ngành tôm Ấn Độ đã có những thành tựu ban đầu, nhưng mức độ vẫn còn thua xa ngành tôm chúng ta, có thể tự đoán vượt tới 5 - 10 năm.

Để bắt kịp trình độ chế biến của Việt Nam, các chuyên gia chỉ hỗ trợ một phần, việc sản xuất thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực tổ chức, quản trị của người điều hành; ý thức kỷ luật, tinh thần cầu tiến của người lao động... Đặc biệt, trong chế biến tôm, thiết bị, máy móc chỉ mang tính hỗ trợ giúp tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro nhưng có những yếu tố phải cần bàn tay khéo léo của lao động Việt mới hoàn thiện sản phẩm. Đây là thế mạnh của Việt Nam. 

Vẫn cần liên tục tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ và Ecuador có thể phải mất 5 - 10 năm nữa mới đạt được trình độ chế biến tôm của Việt Nam bây giờ. Nhưng Việt Nam không được lơ là chủ quan, cần duy trì khoảng cách về trình độ chế biến với họ. Chế biến của Việt Nam cần sâu hơn, phức tạp hơn và giá thành hạ xuống.

Để tăng sức cạnh tranh, ngành tôm cũng cần tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn. So với Ecuador, giá thành nuôi thấp, diện tích nuôi lớn, tập trung, tỷ lệ thành công cao lên tới trên 80%. Tôm nuôi của Việt Nam có tỷ lệ thành công không cao, chất lượng giống thấp, giá thành sản xuất cao hơn từ 20 - 35% so với Ecuador do giá thức ăn, giá điện và các chi phí đầu vào khác tăng cao. Để gỡ nút thắt lớn nhất này, các giải pháp đã được nêu lên nhiều lần như quản lý con tôm giống, có giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh, quan tâm đủ nước sạch cho những vùng nuôi tôm trọng điểm... Ngành cũng cần quan tâm giải pháp tích tụ, tập trung đất nuôi tôm để hình thành các trại nuôi quy mô càng lớn càng tốt. Qua đó, doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành và ứng dụng chuẩn nuôi ASC phổ biến nhất hiện nay, thu hút khách hàng cao cấp.

Theo đúng xu thế thì mọi ngành nên phát triển về chiều sâu (về chất). Như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, càng khắt khe của người tiêu dùng, đồng thời nhà sản xuất sẽ có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Tôm hùm cần thực hiện tốt công tác cảnh báo môi trường Tôm hùm cần thực hiện tốt công tác… Hà Tĩnh thuần dưỡng thành công tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt Hà Tĩnh thuần dưỡng thành công tôm thẻ…